ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
Tuyển tư vấn/nhóm tư vấn xây dựng hỗ trợ chuyển đổi từ Chương trình dự án tài chính vi mô sang tổ chức tài chính vi mô (MFI)
MẪU THƯ BÀY TỎ QUAN TÂM
Nơi làm việc: Ngõ 146, đường Trường Chinh, tổ 5, phường Phùng Chí Kiên, thành phố Bắc Kạn
I.GIỚI THIỆU:
1.1. Khái quát về dự án và quỹ phát triển tiết kiệm
Dự án Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ (CSSP) tỉnh Bắc Kạn do Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD) tài trợ, theo hiệp định vay vốn số 2000001753 – VN tài trợ dự án Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ 02 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn giữa IFAD và chính phủ Việt Nam được ký chính thức ngày 24/3/2017. Dự án được triển khai trên địa bàn 33 xã thuộc 4 huyện Ba Bể, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm và 2 xã thuộc huyện Bạch Thông. Mục tiêu cụ thể là “Nâng cao thu nhập và giảm mức độ dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu của hộ nghèo và cận nghèo tại các xã mục tiêu của Dự án một cách bền vững”. Để thực hiện được mục tiêu này, dự án được thiết kế theo 4 hợp phần, bao gồm:
Hợp phần 1: Lập kế hoạch có sự tham gia trên toàn tỉnh được thể chế hóa.
Hợp phần 2: Sản xuất nông nghiệp vì một tương lai xanh hơn.
Hợp phần 3: Các nông hộ, trang trại có khả năng sinh lời được kết nối với nguồn tài chính và thị trường.
Hợp phần 4: Điều phối dự án.
Trong đó, hoạt động tài chính vi mô do Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển (WDF) tỉnh Bắc Kạn triển khai được thiết kế tại Hợp phần 3,tiểu hợp phần 3.2 Dịch dụ tài chính nông thôn được tăng cường.
Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Bắc Kạn thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn quản lý Quỹ được thành lập theo Quyết định số 420/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2014 về việc cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ 3PAD hỗ trợ phụ nữ tỉnh Bắc Kạn; Quyết định số 936/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc công nhận Quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý Quỹ 3PAD hỗ trợ phụ nữ tỉnh Bắc Kạn; đến tháng 11/ 2017 Quỹ được UBND tỉnh cho phép đổi tên thành Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Bắc Kạn tại quyết định số 2019/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Kạn.
Từ khi thành lập đến tháng 7 năm 2017, Quỹ vận hành và hoạt động theo Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện. Thực hiện Quyết định 20/2017/QĐ-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ, Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Bắc Kạn đã được Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Bắc Kạn cấp giấy chứng nhận đăng ký chương trình, dự án tài chính vi mô số 600/CNĐK – TCVM ngày 31/8/2017.
Hiện tại Quỹ đang triển khai hoạt động tại 73 xã trên toàn tỉnh, dư nợ trên 80tỷ đồng, với hơn 5.000 thành viên. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Quỹgồm: Văn phòng chính tại tỉnhvà3Phòng giao dịch tại các huyện
Theo thiết kế, dự án CSSP sẽ hỗ trợ Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển(WDF) triển khai hoạt động tài chính vi mô thông qua 2 hoạt động: hỗ trợ bổ sung nguồn vốn vay lại để thực hiện hoạt động tín dụng, và hỗ trợ nâng cao năng lực cho Quỹ nhằm mục tiêu chuyển đổi quỹ xã hội (WDF), và mạng lưới nhóm tiết kiệm &tín dụng của Hội LHPN (WSCG) tỉnh thành tổ chức tài chính vi mô (MFI) có đăng ký và hoạt động bền vững.Mục đích của việc chuyển đổ đổi là để mang nhiều nhóm WSCG lại với nhau có sự sắp xếp về thể chế, tạo ra một mạng lưới đảm bảo và an toàn cho sự phát triển của các tổ nhóm.Đồng thời, việc chuyển đổi sẽ mở ra cơ hội để liên kết các nhóm WSCG trưởng thành với các tổ chức tài chính tiềm năng, tài chính trung gian với các nhóm và các thành viên trong nhóm trên quy mô lớn hơn.
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, Thông tư số 03/2018/TT-NHNN ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Ngân hàng nhà nước,Với quy mô hiện nay, chiến lược phát triển của Quỹ trong thời gian tới, Quỹ cần lập hồ sơ trình NHNN Việt Nam cấp phép thành lập Tổ chức tài chính vi mô TNHH một thành viên theo lộ trình và đúng quy định của NHNN và Luật tín dụng hiện hành. Vì vậy, dự án CSSP cần tuyển 01 chuyên gia tư vấn trong nước để hỗ trợ WDF chuẩn bị các điều kiện, tài liệu, hồ sơ cần thiết để thực hiện các thủ tục chuyển đổi lên MFI.
II. PHẠM VI CÔNG VIỆC
2.1. Mục tiêu
Các tài liệu, hồ sơ cần thiết để thực hiện thủ tục chuyển đổi từ chương trình tài chính vi mô lên tổ chức tài chính vi mô của WDF Bắc Kạn được chuẩn bị đầy đủ và đáp ứng các điều kiện của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
2.2.Phạm vi công việc
- Đánh giá hiện trạng của Quỹ để xác định các điều kiện cần thiết phải thay đổi, bổ sung nhằm đáp ứng điều kiện chuyển đổi thành Tổ chức tài chính vi mô (MFI).
- Thiết lập và xây dựng bộ hồ sơ trình Ngân hàng Nhà nước xin cấp phép thành lập Tổ chức tài chính vi mô TNHH một thành viên, đáp ứng yêu cầu của cơ quan cấp phép, Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và thông tư số 03/2018/TT-NHNN ngày 23 tháng 2 năm 2018 của NHNN về quy định cấp phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan tới lĩnh vực hoạt động tài chính vi mô.
- Địa điểm thực hiện: tại thành phố Bắc Kạn và các huyện triển khai
2.3.Nhiệm vụ cụ thể của Tư vấn
- Nghiên cứu cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt động, tài sản (nợ - có) hiện tại,rà soát các văn bản giấy tờ có liên quan đến chương trình, dự án, các biên bản, thỏa thuận bàn giao, các báo cáo kiểm toán và hồ sơ nhân sự hiện tại của Quỹ. Từ đó, thiết lập danh mục các văn bản pháp lý cần thiết theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc cấp phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô, tư vấn để Quỹ hoàn thiện.
- Thiết kế mô hình, cơ cấu tổ chức quản trị và mạng lưới hoạt động của Quỹ sau khi được cấp phép. Tư vấn danh sách số lượng nhân sự chủ chốt dự kiến bầu: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Trưởng ban kiếm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), các Phó tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) và tiêu chuẩn của các chức danh.
- Xây dựng dự thảo Điều lệ, phương án kinh doanh 3 năm (2021 - 2024) và các quy định nội bộ.
- Xây dựng dự thảo các văn bản theo quy định tại thông tư số 03/2018/TT-NHNN về hồ sơ cấp phép.
2.4. Sản phẩm đầu ra:
- 01 Kế hoạch làm việc được Ban điều phối dự án và WDF nhất trí thông qua, nộp cho Ban Ban điều phối dự án và WDF sau 05 ngày ký kết Hợp đồng.
- 01bộ hồ sơ xin cấp phép thành lập Tổ chức tài chính vi mô đầy đủ theo danh mục quy định tại Thông tư số 03/2018/TT-NHNN ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Ngân hàng nhà nước nộp cho ngân hàng Nhà nước và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp nhận gồm:
- 01 đơn đề nghị cấp phép;
+ Hồ sơ, giấy tờ chứng minh việc bàn giao vốn cho tổ chức thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô.
- Phương án kinh doanh dự kiến trong 03 (ba) năm đầu được cấp phép.
+ Dự thảo các quy định nội bộ: Quy định về cấp tín dụng, quản lý tiền vay để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích; Quy định về phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro; Quy định về đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; Quy định về quản lý thanh khoản, trong đó có các thủ tục và các giới hạn quản lý thanh khoản; Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và cơ chế kiểm toán nội bộ phù hợp với tính chất và quy mô hoạt động của tổ chức tín dụng; Quy định về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;Quy định về quản trị rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng; Quy định về quy trình, thủ tục, bao gồm cả nguyên tắc nhận biết khách hàng để bảo đảm ngăn ngừa việc tổ chức tín dụng bị lạm dụng cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố và tội phạm khác; Quy định về phương án xử lý các trường hợp khẩn cấp; Các quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tài chính vi mô.
+ Danh sách số lượng nhân sự dự kiến trong đó mô tả chi tiết trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác đáp ứng được các yêu cầu của từng vị trí, chức danh: Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng ban các Ủy ban thuộc Hội đồng thành viên; Trưởng ban, thành viên, thành viên chuyên trách Ban kiểm soát; Tổng giám đốc (Giám đốc), các Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng và người đứng đầu các đơn vị trực thuộc trong cơ cấu tổ chức.
+ Dự thảo điều lệ Tổ chức tài chính vi mô;
+ Xác định tài sản có, nợ phải trả của chương trình, dự án tài chính vi mô theo kết quả kiểm toán độc lập hằng năm của Quỹ;
+ Dự thảo văn bản về việc thành lập Ban trù bị, bầu, chỉ định Trưởng Ban trù bị, thông qua dự thảo Điều lệ, Đề án thành lập tổ chức tài chính vi mô, danh sách số lượng các chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát dự kiến, tiêu chuẩn của các chức danh.
- Xây dựng báo cáo tổng kết nhiệm vụ tư vấn xây dựng hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập Tổ chức tài chính vi mô.
* Các sản phẩm đầu ra của Tư vấn được viết bằng tiếng Việt, bao gồm cả bản in và bản mềm (các file).
2.5. Thời gian thực hiện: 52 ngày, dự kiến từ ngày 15/08/2020 – 30/11/2020, chi tiết như sau:
TT
Tên hoạt động
Thời gian thực hiện
Địa điểm thực hiện
Kết quả dự kiến
1
- Nghiên cứu tài liệu tổng quan về các hoạt động của Quỹ, gồm lĩnh vực Tiết kiệm tín dụng và các nội dung liên quan đến các chủ đề cần biên soạn.
- Xây dựng và thống nhất kế hoạch với Quỹ.
3
Tại Văn phòng Quỹ
Xây dựng được 01 Kế hoạch làm việc cụ thể với Ban quản lý Quỹ
2
Rà soát lại các tài liệu của Quỹ, đi khảo sát, thực địa tại hiện trường
11
Tại tỉnh, huyện, xã
Các danh mục tài liệu của Quỹ được liệt kê và có số liệu kết quả thực trạng hoạt động của Quỹ
3
Thiết lập danh mục các tài liệu liên quan đến hồ sơ cấp phép.
8
Tại VP Quỹ/ VP tư vấn
Thiết lập được danh mục các văn bản, quy định cần tiết cho việc xin cấp phép
4
Dự thảo các văn bản theo quy định tại Thông tư 03/2018/TT-NHNN
26
Tại VP Quỹ/ VP tư vấn
Xây đựng được 01 bản Dự thảo đơn xin chuyển đổi, phương án kinh doanh và các quy định nội bộ theo thông tư 03/2018/TT-NHNN
55
Tổ chức họp tiếp thu ý kiến góp ý của Hội đồng quản lý; Ban quản lý; thực hiện điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hồ sơ
2
Tại Văn phòng Quỹ
Bộ hồ sơ xin cấp phép được thông qua và được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện
66
Viết báo cáo tổng kết nhiệm vụ tư vấn tư vấn lập hồ sơ trình Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép thành lập tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã thực hiện.
2
Tại VP Quỹ/ VP tư vấn
01 Báo cáo kết quả của tư vấn được hoàn thiện, Bộ hồ sơ được đệ trình tới NHNN Việt Nam
Tổng cộng
52 ngày
III. YÊU CẦU VỀ BÁO CÁO
Hàng tháng, tư vấn báo cáo trực tiếp về kết quả và tiến độ thực hiện gói thầu cho cán bộ phụ trách hoạt động của Ban ĐPDA CSSP tỉnh và cán bộ phụ trách của WDF.
- Báo cáo tổng kết nhiệm vụ tư vấn xây dựng hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành Tổ chức tài chính vi mô đã thực hiện nộp cho Ban Điều phối dự án CSSP tỉnh và Ban quản lý Quỹ 05 ngày sau khi kết thúc nhiệm vụ tư vấn.
IV. YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC KINH NGHIỆM
- Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong số các chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Tài chính kế toán.
Có ít nhất 15 năm kinh nghiệm (đối với bằng đại học) và ít nhất 8 năm kinh nghiệm (đối với bằng thạc sỹ trở lên) trong lĩnh vực Tiết kiệm tín dụng hoặc Tài chính vi mô, tài chính kế toán.
- Có thời gian tham gia các ban trù bị, ban sáng lập khi chuyển đổi thành công chương trình Tài chính vi mô thành các Quỹ độc lập và tiếp tục thành lập Tổ chức Tài chính vi mô.
- Có kỹ năng tốt về viết và hoàn thiện các hồ sơ pháp lý.
- Am hiểu về các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý và hoạt động tài chính vi mô hiện hành.
- Có kỹ năng làm việc theo nhóm, làm việc độc lập.
- Có kỹ năng giao tiếp tốt, có khả năng truyền đạt kiến thức và tổ chức các hội thảo, hội nghị, các cuộc phỏng vấn thu thập thông tin,Viết báo cáo tốt.
- Ưu tiên người có kinh nghiệm và quen thuộc với lĩnh vực phát triển cộng đồng tại Việt Nam; người đã và đang tham gia là thành viên Hội đồng thành viên hoặc Ban kiểm soát (hoặc) Tổng Giám đốc các tổ chức Tài chính vi mô được Ngân hàng nhà nước cấp phép.
V.TRÁCH NHIỆM CÁC BÊN
1. Đối với tư vấn:
- Chịu trách nhiệm dân sự nghề nghiệp và tự mua bảo hiểm y tế, đi lại, tai nạn trong toàn bộ thời gian triển khai các hoạt động.
- Đóng thuế cho tất cả các khoản thu nhập theo quy định hiện hành của nhà nước Việt Nam.
- Tự thu xếp các phương tiện đi lại, công cụ, dụng vụ phục vụ họat động trong phạm vi kinh phí gói thầu tư vấn.
2. Đối với Ban điều phối dự án CSSP:
- Chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí được thoả thuận trong Hợp đồng.
- Cử cán bộ dự án hỗ trợ tư vấn trong quá trình triển khai các hoạt động liên quan và giám sát, đánh giá các kết quả công việc của tư vấn.
- Thực hiện in ấn, nhân bản tài liệu sau khi được nghiệm thu.
3. Đối với Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh:
- Hội LHPN tỉnh sẽ cung cấp và hỗ trợ các thông tin cần thiết cho các chuyên gia tư vấn thực hiện hiệu quả các mục tiêu đã nêu trong điều khoản tham chiếu, tạo điều kiện thuận lợi để chuyên gia tư vấn làm việc với Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển, hỗ trợ cho chuyên gia tư vấn trong quá trình liên hệ với các cơ quan/ đối tượng hữu quan cần thiết để thực hiện các hoạt động đã thống nhất;
- Hội LHPN tỉnh Bắc Kạn sẽ cử cán bộ có liên quan phối hợp/hỗ trợ chuyên gia tư vấn trong quá trình làm việc.
VI. Kinh Phí: theo đề xuất của tư vấn và không vượt quá dự toán được duyệt.
VII. Hình thức Hợp đồng: hợp đồng trọn gói.
Kênh kiến thức kỹ năng, phát triển bản thân, hướng nghiệp, blog nhân sự