1. GIỚI THIỆU
ChildFund Việt Nam là văn phòng đại diện của ChildFund Australia – một tổ chức phát triển quốc tế độc lập và phi tôn giáo hoạt động để giảm nghèo cho trẻ em trong các cộng đồng đang phát triển.
ChildFund Australia là thành viên của Liên minh ChildFund – một mạng lưới toàn cầu gồm 11 tổ chức hỗ trợ hơn 32 triệu trẻ em và gia đình của các em tại 70 quốc gia. ChildFund Australia đã đăng ký hoạt động trong lĩnh vực thiện nguyện, là một thành viên của Hội đồng Phát triển Quốc tế Australia và được chính thức công nhận bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại – cơ quan quản lý các chương trình viện trợ nước ngoài của chính phủ Australia. ChildFund bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1995, làm việc cùng các cấp đối tác tạo thay đổi trong cộng đồng và hệ thống để trẻ em và thanh thiếu niên có hoàn cảnh dễ tổn thương có thể khẳng định và thực hiện quyền của mình.
Các dự án chủ yếu được thực hiện ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam bao gồm Bắc Kạn, Cao Bằng và Hòa Bình, nơi phần lớn người dân là người dân tộc thiểu số, thường là nhóm người dễ bị tổn thương và bị gạt ra ngoài lề xã hội nhất. ChildFund Việt Nam cũng thực hiện các dự án trên toàn quốc nhằm hỗ trợ cả hệ thống chính thức và không chính thức ở cấp quốc gia và cấp tỉnh.
Các dự án của ChildFund Việt Nam tập trung vào quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em, giáo dục, y tế và phúc lợi cho trẻ em. ChildFund Việt Nam ưu tiên xây dựng khả năng tự thích ứng của thanh thiếu niên bằng cách tạo cơ hội cho các em tham gia các hoạt động thể thao, học kỹ năng sống và hỗ trợ các em tham gia vào quá trình ra quyết định của địa phương.
2. THÔNG TIN CƠ BẢN
Dự án VN03-042 “Nâng cao chất lượng sống và học tập của học sinh bán trú” được triển khai từ tháng 1/2021 đến tháng 12/2025 tại các xã dự án huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn và huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Mục tiêu tổng thể của dự án nhằm “Các trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) và trường phổ thông có học sinh bán trú được quản lý tốt, học sinh sống trong môi trường an toàn, thân thiện và phát triển được các kỹ năng tự bảo vệ mình”
Các mục tiêu của dự án:
- Mục tiêu 1: Các trường PTDTBT và trường phổ thông có học sinh bán trú được cải thiện công tác quản lý thông qua áp dụng bộ công cụ/tài liệu “Hướng dẫn thực hiện công tác quản lý, chăm sóc học sinh ở các trường PTDTBT và trường phổ thông có học sinh bán trú” (Sau đây gọi tắt là công cụ MSC).
- Mục tiêu 2: Trường PTDTBT và Trạm Y tế cải thiện hợp tác, thông qua MSC, để có các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu tốt hơn cho tất cả học sinh.
- Mục tiêu 3: Học sinh, Cha mẹ học sinh(CMHS)/người chăm sóc và cộng đồng được nâng cao về quyền để bảo vệ và góp phần cho sự phát triển lành mạnh của học sinh trong các trường PTDTBT/trường phổ thông có học sinh bán trú theo MSC.
- Nhằm đạt được mục tiêu 1 và mục tiêu 2, dự án có nhu cầu tuyển dụng một nhóm tư vấn gồm 02 người nhằm triển khai các hoạt động sau: • Phát triển 01 bộ tài liệu cẩm nang bữa ăn học đường cho nhân viên cấp dưỡng và cán bộ phụ trách bán trú. • Tổ chức 01 khóa tập huấn 03 ngày cho nhân viên cấp dưỡng, giáo viên phụ trách bán trú, y tế trường học và đại diện ban phụ huynh của trường về các nội dung liên quan đến bữa ăn học đường, và cách sử dụng cẩm nang.
3. MỤC TIÊU
Một cuốn cẩm nang được xây dựng đảm bảo quy cách:
- Cuốn cẩm nang bữa ăn học đường1 sẽ bao gồm các nội dung chính như sau:
+ Phần 1: Dành cho cán bộ phụ trách công tác bán trú trong việc quản lý bữa ăn học đường.
+ Phần 2: Dành cho nhân viên cấp dưỡng.
+ Phần 3: Các mẫu biểu liên quan đến bữa ăn học đường như: mẫu khảo sát học sinh về bữa ăn học đường; mẫu theo dõi thực đơn hàng ngày của nhà trường; mẫu bảng kiểm đánh giá chất lượng bữa ăn học đường...
- Tài liệu có độ dài từ từ 30 trang đến 50 trang.
- Tài liệu sẽ được sử dụng bởi BQL nhà trường, cán bộ phụ trách bán trú, nhân viên cấp dưỡng, nhân viên y tế.
Sau 01 lớp tập huấn, 20-25 học viên có thể:
- Nắm được kiến thức cơ bản về dinh dưỡng và các quy định về bữa ăn học đường.
- Xây dựng được thực đơn bữa ăn học đường đầy đủ, đa dạng và dựa trên thực tế tình hình của địa phương.
- Biết cách sử dụng cẩm nang bữa ăn học đường mà dự án xây dựng.
- Đối tượng tham gia: khoảng 20-25 người bao gồm nhân viên cấp dưỡng, giáo viên phụ trách bán trú, y tế trường học và đại diện ban phụ huynh của trường.
4. PHƯƠNG PHÁP, CÔNG CỤ VÀ NHIỆM VỤ
Hoạt động xây dựng tài liệu:
1. Tham khảo tài liệu Tư vấn cần tham khảo các tài liệu của ChildFund bao gồm: TOR, các nội dung chính của dự án, bộ tài liệu Tiêu chuẩn tối thiểu của các trường bán trú ̣(MSC), các hướng dẫn của nhà nước liên quan đến lĩnh vực này.
2. Khảo sát thực địa nhằm nắm được tình hình của địa phương liên quan đến công tác nuôi dưỡng học sinh bán trú, nắm được các em hằng ngày ăn thực phẩm gì, mua ở đâu, chế độ ăn như thế nào...
3. Tư vấn phát triển tài liệu cẩm nang và gửi cho ChildFund và đối tác để xin ý kiến góp ý và chỉnh sửa hoàn thiện dựa trên góp ý của các bên.
Lưu ý: Các công cụ tham vấn trong quá trình phát triển tài liệu sẽ do tư vấn/nhóm tư vấn xây dựng. Hoạt động tập huấn:
1. Tư vấn xây dựng nội dung chi tiết các bài giảng của các lớp tập huấn/nội dung tình huống cho học viên dựa trên cuốn cẩm nang dinh dưỡng học đường đã xây dựng, thống nhất với ChildFund trước khi triển khai khóa tập huấn.
2. Tư vấn xây dựng công cụ đánh giá trước và sau tập huấn.
3. Lập danh mục văn phòng phẩm, dụng cụ phù hợp cho từng khóa học và gửi cho ChildFund để chuẩn bị.
4. Tiến hành thực hiện theo chương trình đã thống nhất, tuy nhiên có thể linh hoạt điều chỉnh theo thực tế để đạt được hiệu quả tập huấn tối đa.
5. Viết báo cáo kết quả sau tập huấn.
5. PHẠM VI CÔNG VIỆC
Địa điểm: Tư vấn thực hiện tại nhà và trao đổi trực tuyến với cán bộ của ChildFund khi cần đối với hoạt động xây dựng cẩm nang bữa ăn học đường; Các khóa tập huấn, hướng dẫn sẽ thực hiện tại huyện Ngân Sơn hoặc Thạch An và sẽ do ChildFund sắp xếp.
Thời gian: Dự kiến công việc sẽ được thực hiện từ tháng 11/2023-12/2023.
6. TIÊU CHÍ LỰA CHỌN
- Tư vấn có chuyên môn về lĩnh vực sức khỏe và dinh dưỡng.
- Có kinh nghiệm 5 năm trở lên trong lĩnh vực dinh dưỡng học đường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Có kinh nghiệm trong việc xây dựng tài liệu, cẩm nang và tổ chức các khóa tập huấn có sự tham gia.
- Có hiểu biết về hệ thống trường học bán trú và nội trú.
- Tư vấn đã từng làm việc với các tổ chức phi chính phủ là một lợi thế.
7. NỘP HỒ SƠ, ĐỀ XUẤT THỜI GIAN VÀ NGÂN SÁCH
Gửi hồ sơ Đề xuất:
CV của Tư vấn và các thành viên nhóm Tư vấn
Kế hoạch thực hiện dự kiến và phân bổ thời gian cho các hoạt động
Tổng ngân sách đề xuất bao gồm cả phí Tư vấn/ngày, các chi phí đi thực địa sẽ do ChildFund chịu trách nhiệm.
Sau khi được tuyển dụng, tư vấn sẽ nộp thêm các giấy tờ sau
Một trong 2 loại giấy tờ (Xác nhận nhân sự của công an, lý lịch tư pháp)
Bản sao CMND hoặc CCCD
Một số các cam kết theo yêu cầu của ChildFund và nhà tài trợ liên quan đến Quy tắc ứng xử và các tuyên bố pháp lý (nếu cần).
Vui lòng xem chi tiết Điều khoản Tham chiếu (TOR) TẠI ĐÂY
Ứng viên quan tâm cần gửi Đề xuất và hoàn thành đơn ứng cử trực tuyến qua link https://childfund.org.vn/vi/lam-viec-cung-chung-toi/ trước 5h giờ chiều (ngày 2 tháng 11 năm 2023). Chúng tôi chỉ liên hệ với những ứng viên đạt yêu cầu.
-
Việc làm tại các tổ chức phi chính phủ - NGO Recruitment
- Website: https://ngorecruitment.org/
- Instagram: https://www.instagram.com/ngorecruitment_vn
- LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/ngorecruitment
- Group: https://www.facebook.com/groups/VieclamPhichinhphu
- Youtube: http://bit.ly/Youtube_NGORecruitment
Recent Job
National Communications Intern - Energy Sector
SNV Vietnam06/02/2025
Communications Intern (ActionAid)
29/01/2025
Admin and Finance Intern (PATH)
PATH31/01/2025
Internship and Job Placement Coordinator
KOTO Social Enterprise15/02/2025
Tình nguyện viên Truyền thông
Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub)02/02/2025
Events and Visits Coordinator
Australian Consulate-General in Ho Chi Minh City26/01/2025
Volunteer Program
CARE International in VietnamAll year round
Cộng tác viên Phát triển nội dung Toán phổ thông (VNF)
VNF31/01/2025