Trong khuôn khổ của Dự án
“Kinh doanh và Quyền con người trong Quan hệ Thương mại và Chuỗi cung ứng toàn cầu tại Việt Nam” do tổ chức Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) cùng với Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) phối hợp thực hiện, CDI hiện đang tìm kiếm 01 tư vấn nhằm:
Xây dựng tài liệu truyền thông về các biện pháp khắc phục trong Bộ luật lao động 2019 cho người lao động.
1. Mục tiêu
Bộ tài liệu được xây dựng nhằm:
- Cung cấp kiến thức cơ bản trong Bộ luật lao động 2019 về 1 số nội dung liên quan đến biện pháp khắc phục dành cho người lao động
- Trở thành công cụ hướng dẫn NLĐ sử dụng để tự bảo vệ quyền của mình trong trường hợp quyền bị vi phạm.
Đối tượng: Người lao động và các bên liên quan cần tài liệu tham khảo, nghiên cứu.
2. Các nội dung chính
Tài liệu được xây dựng dưới hình thức flashcard, sử dụng infographic và sơ đồ để thể hiện.
Bộ tài liệu được biên soạn thành 2 phần:
➢ Phần 1: Các nội dung liên quan đến biện pháp khắc phục trong Bộ luật lao động 2019, dự kiến bao gồm:
• Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở
• Đối thoại tại nơi làm việc,
• Thương lượng tập thể,
• Thỏa ước lao động tập thể
• Giải quyết tranh chấp lao động
• Thanh tra lao động, Xử lý vi phạm pháp luật về lao động
Và cơ chế, quy trình tiếp nhận và xử lý khiếu nại tại nhà máy, bao gồm cả của các nhãn hàng/ bộ tiêu chuẩn mà nhà máy đang tuân thủ.
➢ Phần 2: Các nội dung liên quan đến biện pháp khắc phục trong các văn bản hướng dẫn thi hành của Bộ luật Lao động
3. Nhiệm vụ
CDI cần tuyển tư vấn để biên soạn nội dung của phần 1 của bộ tài liệu, với nhiệm vụ chính bao gồm:
a) Xây dựng kế hoạch và ngân sách chi tiết cho dịch vụ tư vấn
b) Rà soát các tài liệu liên quan (Bộ luật lao động 2019, UNGP, tiêu chuẩn quốc tế, công ước của ILO,cơ chế tiếp nhận và xử lý khiếu nại của các nhãn hàng và 1 số bộ tiêu chuẩn được nhiều nhà máy ở VN áp dụng …)
c) Rà soát các điển hình tốt, ví dụ cụ thể ở Việt Nam trong giải quyết tranh chấp lao động, bảo vệ quyền cho người lao động
d) Tìm hiểu 1 số tình huống liên quan đến pháp luật lao động để minh họa cho nội dung
e) Dự thảo hình thức và các nội dung của tài liệu
f) Phối hợp với CDI và nhân viên thiết kế để hoàn thiện bộ flash cards theo yêu cầu.
4. Yêu cầu đối với tư vấn
a) Tốt nghiệp đại học hoặc cấp cao hơn các ngành luật, khoa học chính trị, quan hệ lao động
hoặc các ngành liên quan
b) Có kinh nghiệm sâu trong việc thực hiện các cơ chế khiếu nại và hỗ trợ cho người lao động ở Việt Nam
c) Có hiểu biết về UNGP
d) Kỹ năng viết và trình bày bằng tiếng Việt thành thạo
5. Hồ sơ ứng tuyển
Hồ sơ ứng tuyển bao gồm:
- Đơn ứng tuyển
- CV
- Kế hoạch thực hiện kèm phí tư vấn đề xuất.
6. Thông tin liên hệ
Ứng viên quan tâm vui lòng gửi hồ sơ ứng tuyển cho chị Đinh Hà An, trưởng phòng Quyền Lao động, Trung tâm Phát triển và Hội nhập theo email
an.dinhha@cdivietnam.org - Tầng 16, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
7. Hạn cuối nhận hồ sơ: 17:00 (giờ Việt Nam), ngày 22/4/2020.
Kênh kiến thức kỹ năng, phát triển bản thân, hướng nghiệp, blog nhân sự