Animal Asia


Tổ chức Động vật Châu Á

Tổ chức Động vật Châu Á tập trung vào chấm dứt nạn nuôi nhốt gấu lấy mật và cải thiện điều kiện phúc lợi của động vật ở châu Á bằng cách lan tỏa thông điệp thương yêu và tôn trọng tất cả các loài động vật, đồng thời thực hiện những hoạt động thiết thực tạo ra các thay đổi bền vững, lâu dài.

Chính thức được thành lập vào năm 1998, tuy nhiên, đội ngũ nhân sự của Tổ chức Động vật Châu Á đã tham gia cứu hộ gấu từ năm 1994. Tổ chức hiện đang vận hành các trung tâm cứu hộ gấu ở Việt Nam và Trung Quốc theo các tiêu chuẩn cao nhất và đã nhận được nhiều giải thưởng và sự công nhận từ các tổ chức quốc tế. Tổ chức Động vật Châu Á hiện là tổ chức duy nhất có trung tâm cứu hộ gấu ở Trung Quốc. Sáng lập viên kiêm Tổng Giám đốc Điều hành của Tổ chức, Tiến sĩ Jill Robinson MBE, là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về bảo tồn gấu, hiểu biết sâu sắc thực trạng tàn nhẫn của hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật, và là một trong những người tiên phong vận động phản đối các trại nuôi nhốt gấu lấy mật từ năm 1993.

Năm 2005, Tổ chức Động vật Châu Á và chính phủ Việt Nam đã ký kết thỏa thuận nhằm xây dựng Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam tại Vườn Quốc gia Tam Đảo, một bước đi quan trọng hướng tới chấm dứt nạn nuôi gấu lấy mật bất hợp pháp, và bảo tồn loài gấu ngoài tự nhiên.

Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam do Tổ chức Động vật Châu Á xây dựng và quản lý hiện đã tiếp nhận và chăm sóc hơn 160 cá thể gấu trong điều kiện đảm bảo tốt về y tế, thức ăn, và điều kiện sống gần với môi trường tự nhiên.

Tổ chức Động vật Châu Á tập trung hoạt động trong 3 chương trình chính:

Chấm dứt nạn nuôi gấu lấy mật

Tổ chức Động vật Châu Á nỗ lực chấm dứt hoàn toàn hoạt động nuôi gấu lấy mật hết sức tàn nhẫn cũng như tình trạng buôn bán mật gấu. Hiện có khoảng 10.000 cá thể gấu - chủ yếu là gấu ngựa, nhưng cũng có cả gấu chó, và gấu nâu đang bị giam giữ trong các trại gấu trên địa bàn châu Á. Tính đến nay, Tổ chức đã cứu hộ được hơn 600 cá thể gấu.

Sau nhiều năm hợp tác làm việc, Tổ chức Động vật Châu Á và Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã cùng ký Biên bản Thỏa thuận Hợp tác hướng tới chấm dứt hoàn toàn nạn nuôi gấu lấy mật ở Việt Nam vào năm 2022. Trong đó có việc cứu hộ khoảng 600 cá thể gấu hiện còn bị nuôi nhốt trong các trại gấu tại Việt Nam và đưa gấu đến với cuộc sống an toàn và bình yên tại các trung tâm cứu hộ

Ở Trung Quốc, Tổ chức cũng đã đạt được sự đồng thuận từ chính quyền về việc hướng tới chấm dứt vấn nạn này, và được cấp phép vận hành hai trung tâm cứu hộ gấu ở Thành Đô và Nam Ninh.

Tổ chức luôn nỗ lực làm việc cùng với chính quyền, các hội y dược học cổ truyền và cộng đồng để xây dựng lòng tin và nâng cao nhận thức về các vấn đề phúc lợi động vật của hoạt động kinh doanh mật gấu, chỉ ra những tác hại và nguy cơ đối với con người từ việc sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã. Tổ chức nỗ lực làm giảm nhu cầu tiêu thụ mật gấu và các sản phẩm từ động vật khác tại châu Á thông qua việc phổ biến các phương thuốc, các loại thảo dược tự nhiên chữa bệnh hiệu quả mà không tàn nhẫn với động vật.

Bảo vệ chó mèo

Tổ chức Động vật Châu Á hoạt động nhằm chấm dứt nạn buôn bán chó mèo để lấy thịt tại Việt Nam và Trung Quốc, hợp tác cùng các cơ quan chức năng và các tổ chức phi chính phủ khác để cải thiện quyền lợi vật nuôi, hỗ trợ triệt sản chó mèo, khuyến khích việc sở hữu chó mèo có trách nhiệm.

Nâng cao phúc lợi động vật

Tổ chức Động vật Châu Á thực hiện nhiều hoạt động nhằm chấm dứt lạm dụng động vật tại các sở thú, rạp xiếc và công viên động vật ở Việt Nam và Trung Quốc, và phối hợp chặt chẽ với các cấp có thẩm quyền, các cơ quan liên quan để cải thiện việc chăm sóc động vật, và nâng cao phúc lợi cho động vật trong môi trường nuôi nhốt.

Cách tiếp cận của chúng tôi

Thay đổi thông qua sự đồng cảm:

Chúng tôi phối hợp với các đại sứ động vật hiện thân cho lý tưởng sự đồng cảm với một cá thể động vật có thể trở thành sự đồng cảm với một loài và cuối cùng là tất cả các loài vật.

Đàm phán:

Chúng tôi thực hiện cách tiếp cận nhạy cảm, phi đảng phái khi làm việc với các chính phủ, các cơ quan, các chuyên gia và cộng đồng địa phương. Chúng tôi phối hợp, chứ không chống đối, với mọi người để tìm ra các giải pháp bền vững cho tất cả các bên.

Giáo dục:

Chúng tôi cung cấp thông tin và hỗ trợ năng lực cho các cộng đồng địa phương để nâng cao quyền lợi của động vật và con người, thúc đẩy sự thay đổi ở cấp cơ sở. Chúng tôi khuyến khích các phương pháp điều trị thay thế các sản phẩm động vật để sử dụng trong y học cổ truyền thông qua Chiến dịch Healing without Harm.

Điều tra nghiên cứu:

Chúng tôi phối hợp với đội ngũ bác sĩ thú y và đội ngũ chăm sóc gấu, các cán bộ thực địa và mạng lưới các nhà khoa học nghiên cứu, các sinh viên đại học, các bác sĩ bệnh lý học và các thầy thuốc y học cổ truyền để điều tra ngành nuôi gấu lấy mật, nạn buôn bán chó mèo lấy thịt và thực trạng bạo hành động vật – và sử dụng kiến thức này để đấu tranh chống lại các vấn nạn này.

Các địa điểm hoạt động của chúng tôi

Tổ chức Động vật Châu Á là tổ chức từ thiện có trung tâm cứu hộ gấu ở Việt Nam và Trung Quốc, có trụ sở chính ở Hồng Kông, và văn phòng đại diện ở Việt Nam, Trung Quốc, Úc, VQ Anh và Mỹ. Tổ chức có hơn 300 nhân viên trên khắp thế giới, trong đó khoảng 250 làm việc ở Việt Nam và Trung Quốc, 30 người ở trụ sở chính Hồng Kông và 20 người ở các văn phòng đại diện khác.

Việt Nam

Phòng 301, 97 Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tel: 84 24 39289264 Fax: 84 24 39289265

Email: info@animalsasia.org

 
Kênh kiến thức kỹ năng, phát triển bản thân, hướng nghiệp, blog nhân sự

Other Organisation


Top List in the World https://top-list-co.blogspot.com/