1. Thông tin chung
Với sự hỗ trợ của Cơ quan hợp tác phát triển Ailen- Đại sứ quán Ailen, trong năm 2018-2020, Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) triển khai dự án
“Cải thiện sinh kế cho người nghèo và người dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên thông qua sản xuất cà phê bền vững và tiếp cận thị trường hướng tới người nghèo” - Viết tắt là CPMA. Giai đoạn này, dự án đã hỗ trợ các tổ chức nông dân, các Hợp tác xã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua thực hành sản xuất nông nghiệp bền vững, xây dựng và phát triển thương hiệu.
Trung tâm Phát triển và Hội nhập cũng đã xây dựng bộ tiêu chuẩn tự nguyện VietFarm áp dụng trong nông nghiệp để có thể thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá nông sản Viêt Nam với chất lượng tốt vào các thị trường khu vực và quốc tế.
2. Mục tiêu và phạm vi công việc
CDI tìm kiếm 01 chuyên gia trong nước để tiến hành hoạt động Nghiên cứu phát triển tiêu chuẩn chăn nuôi cho bộ tiêu chuẩn VietFarm và quy trình chăn nuôi có yếu tố giảm thiểu phát thải carbon với những mục tiêu và phạm vi dưới đây:
2.1. Mục tiêu:
Từ năm 2017-2019, Bộ tiêu chuẩn Vietfarm được xây dựng và áp dụng cho các ngành cây trồng (bao gồm cây công nghiệp, cây ăn quả, rau củ quả và gia vị). Năm 2020, bộ tiêu chuẩn VietFarm cần mở rộng ra tiêu chuẩn cho ngành chăn nuôi và hợp phần tiêu chuẩn về giảm phát thải carbon (GHS-Green house gas).
2.2. Phạm vi công việc
Xây dựng tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn kỹ thuật về giảm phát thải cac bon (GHS) cho trồng trọt và chăn nuôi trong bộ tiêu chuẩn VietFarm.
Tham khảo các công ước quốc tế như Kyoto Protocol, 1992 United Nations Framework Convention on Climate Change (UNFCC), tiêu chuẩn quốc tế về nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi có yếu tố giảm thiểu phát thải khí carbon như Organic, Global Gap...
Tham khảo:
- Bộ tiêu chuẩn VietFarm:
https://bit.ly/2zSoQ0F
- Phụ lục B- danh mục thuốc cấm sử dụng trong trồng trọt:
https://bit.ly/3gGD9Gn
Tư vấn có thể thu thập số liệu tại bàn và địa bàn dùng cho mục đích khảo nghiệm.
Quy mô và phạm vi hoạt động đi khảo nghiệm tại hiện trường có thể do tư vấn đề xuất.
3. Sản phẩm dự kiến:
- Xây dựng các tiêu chuẩn chung và tiêu chí giảm thiểu GHS trong bộ tiêu chuẩn VietFarm, áp dụng cho trồng trọt và chăn nuôi.
- Xây dựng các quy trình kỹ thuật và phương pháp tính cho giảm phát thải cho một số loại hình chăn nuôi (livestock and poultry) (dự kiến 10 loại hình nuôi lợn thịt, nuôi lợn nái, nuôi gà thịt, gà đẻ trứng, nuôi vịt, nuôi trâu, bò thịt, bò sữa, các loại thuỷ cầm.
- Xây dựng mẫu đánh giá khả năng giảm thiểu phát thải GHS cho các đơn vị/hộ sản xuất theo tiêu chí để có thể tự đánh giá.
4. Dự kiến thời gian và địa điểm thực hiện hoạt động: Từ tháng 6/2020 đến hết 30/8/2020.
5. Ngân sách:
Tổng số ngày tư vấn không vượt quá 15 ngày công. Tư vấn đề xuất ngân sách chi tiết và mức thù lao.
CDI sẽ thực hiện các chi trả đi lại theo thực tế và theo kế hoạch tư vấn đề xuất.
6. Yêu cầu kinh nghiệm và năng lực của tư vấn
- Bằng đại học hoặc bằng cấp cao hơn về nông nghiệp, sinh học hoặc lĩnh vực có liên quan.
- Ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong công tác xây dựng, quản lý, đánh giá các tiêu chuẩn nông sản
- Có kiến thức tốt về nông nghiệp Việt Nam.
- Có kỹ năng viết và phân tích tốt, kiến thức làm việc về lập và quản lý kế hoạch dựa trên kết quả, kỹ năng giao tiếp tốt, hỗ trợ các thảo luận và làm việc hiệu quả theo nhóm.
7. Thông tin và thời hạn nộp hồ sơ
- Hồ sơ ứng tuyển vui lòng gửi cho Ms. Ngô Minh Hương qua email:
nmhuongvn@gmail.com hoặc liên hệ số điện thoại:
0243 538 0100.
-
Hạn cuối nộp hồ sơ: Ngày 26/06/2020.
Kênh kiến thức kỹ năng, phát triển bản thân, hướng nghiệp, blog nhân sự