1. Thông tin chung
Mạng lưới Hành động vì Lao động di cư, viết tắt là M.net, được thành lập từ tháng 10/2014 bao gồm các tổ chức thành viên: Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh Sáng (
LIGHT), Trung tâm Phát triển và Hội nhập (
CDI), Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển Cộng đồng (
GFCD), Hội Bảo trợ Tư pháp cho người nghèo Việt Nam (
VIJUSAP), Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn Công tác Xã hội và Phát triển Cộng đồng (
SDRC) và Trung tâm Nghiên cứu hỗ trợ gia đình và phát triển cộng đồng (
CFSCD).
Mục đích hoạt động của mạng lưới là nhằm (i) thúc đẩy sự tham gia và tiếp cận bình đẳng của người lao động di cư Việt Nam với các hệ thống an sinh xã hội và (ii) thúc đẩy bình đẳng và đảm bảo quyền của lao động di cư được thực thi thông qua các nỗ lực vận động chính sách và các hoạt động dự án, can thiệp cụ thể.
Từ cuối năm 2016 đến năm 2019, M.net, trong đó vai trò phụ trách chính hợp phần VĐCS cho BLLĐ 2019 là Trung tâm Phát triển và Hội nhập, với sự hỗ trợ của OXFAM – đã rất tích cực trong suốt tiến trình xây dựng khuyến nghị và vận động chính sách cho dự thảo Bộ luật lao động 2019. Đã có 4 bản khuyến nghị được CDI đại diện gửi đến Ban soạn thảo, Bộ LĐTBXH, các đại biểu Quốc hội và Ủy ban các Vấn đề xã hội của Quốc hội. Trong đó, vào tháng 6/2019, thời điểm các Đại biểu Quốc hội họp và thảo luận tại nghị trường về những quy định trong dự thảo, CDI đã đại diện cho hơn 30 tổ chức xã hội thuộc 6 mạng lưới và nhóm làm việc, gửi bản khuyến nghị đến hơn 200 đại biểu quốc hội, trong đó tập trung vào 4 chủ đề chính, bao gồm:
(i) Lương và thời giờ làm việc;
(ii) Tổ chức đại diện người lao động;
(iii) Quấy rối tình dục và phân biệt đối xử trên cơ sở giới;
(iv) Giải quyết tranh chấp lao động
Bộ luật Lao động đã được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2019, trong đó vấn đề về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở lần đầu tiên xuất hiện trong Bộ luật với nhiều quy định mang tính đột phá: Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Quy định như vậy sẽ làm rõ, tổ chức đại diện người lao động nằm ngoài hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ hoạt động nhằm mục đích bảo vệ quyền hợp pháp và lợi ích chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật lao động. Trường hợp có vi phạm, tổ chức này sẽ bị thu hồi đăng ký hoạt động.
Các nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký; thẩm quyền, thủ tục cấp đăng ký, thu hồi đăng ký; quản lý nhà nước đối với vấn đề tài chính, tài sản tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; chia tách, hợp nhất, sát nhập, giải thể, quyền liên kết của tổ chức đại diện người lao động ngoài hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
, sẽ giao cho Chính phủ quy định cụ thể trong văn bản dưới luật nhằm bảo đảm sự linh hoạt, phù hợp với nhu cầu quản lý nhà nước trong bối cảnh quan hệ lao động có sự thay đổi.
Trên cơ sở đó, điều khoản tham chiếu này được soạn thảo nhằm mời chuyên gia (cá nhân/ nhóm) tư vấn thực hiện xây dựng Báo cáo tóm tắt chính sách và khuyến nghị chi tiết cho Nghị định quy định về tổ chức đại diện người lao động, theo Bộ luật lao động 2019, đồng thời hướng dẫn M.net thảo luận
và lấy ý kiến người lao động/các bên liên quan đóng góp xây dựng khuyến nghị, đồng hành cùng M.net trong quá trình vận động chính sách cho nghị định này.
2. Nhiệm vụ và yêu cầu đối với tư vấn
Nhiệm vụ:
- Rà soát các quy định liên quan trong BLLĐ 2019 về TCĐDNLĐ và dự thảo Nghị định (khi được Ban soạn thảo công bố lấy ý kiến)
- Rà soát các báo cáo khác của ILO và Việt Nam về tiến trình gia nhập Công ước 98; chuẩn bị gia nhập Công ước 87, các khuyến nghị liên quan trong các báo cáo đánh giá thực thi các Công ước quốc tế (ví dụ ICCPR); báo cáo UPR kì III…
- Rà soát các báo cáo khác của M.net về tổ chức đại diện của người lao động, ví dụ “Rà soát các báo cáo đánh giá của Việt Nam, Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi về nội dung tổ chức đại diện người lao động, 2019”.
- Phối hợp với M.net lên kế hoạch tham vấn và chương trình thảo luận với các bên liên quan về Dự thảo Nghị định và các nội dung cần lấy ý kiến (dự kiến có ít nhất 2 buổi thảo luận: 1 buổi nội bộ và 1 buổi với đại diện các nhóm NLĐ hoặc các CSOs, viện nghiên cứu… )
- Hướng dẫn và đồng điều hành cùng M.net tổ chức tham vấn chuyên gia về khuyến nghị của M.net cho nghị định về tổ chức đại diện NLĐ
- Hướng dẫn và đồng điều hành cùng M.net tham vấn mở rộng đến các nhóm NLĐ trong khu vực chính thức về nội dung liên quan đến TCĐDNLĐ
- Tổng hợp kết quả tham vấn, xây dựng Báo cáo tóm tắt chính sách và khuyến nghị chi tiết cho
Nghị định quy định về tổ chức đại diện người lao động theo Bộ luật lao động 2019. Các khuyến nghị được xây dựng, điều chỉnh/ bổ sung theo những điều chỉnh nội dung nghị định của Ban soạn thảo, Bộ LĐTBXH.
- Tham gia và trình bày khuyến nghị tại Hội thảo tham vấn khuyến nghị do Bộ LĐTBXH phối hợp với M.net tổ chức (do 2 bên thỏa thuận).
Yêu cầu:
• Có bằng Thạc sỹ trở lên và ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan như luật, lao động, công đoàn bao gồm Luật quốc tế và Luật Việt Nam
• Có kiến thức chuyên môn sâu về pháp luật, đặc biệt là pháp luật liên quan đến lao động, công đoàn Hiến pháp 2013, Bộ luật lao động năm 2012, Bộ luật Lao động 2019, Luật công đoàn và các luật quốc tế liên quan đến quyền và tổ chức đại diện.
• Có hiểu biết và kinh nghiệm liên quan đến việc thực thi chính sách pháp luật lao động trên thực tế, đặc biệt là vấn đề tổ chức đại diện ở cả quốc tế và Việt Nam.
• Đã có kinh nghiệm thực tiễn trong việc vận động chính sách, xây dựng khuyến nghị sửa đổi và bổ sung chính sách, pháp luật
• Kỹ năng viết và trình bày tốt.
3. Sản phẩm của tư vấn / nhóm tư vấn
• Báo cáo tóm tắt khuyến nghị chính sách, không quá 3 trang, và bản khuyến nghị chính sách chi tiết, không quá 30 trang, cho Nghị đinh quy định về Tổ chức đại diện người lao động trong Bộ luật lao động 2019.
• Hướng dẫn tham vấn NLĐ và các bên liên quan dành cho M.net.
4. Timeline dự kiến
- Từ 11/6 – 20/6: Rà soát nội dung Nghị định quy định tổ chức đại diện người lao động cùng các quy định pháp luật và tài liệu, báo cáo liên quan
- Từ 15/6 – 30/6: Xây dựng kế hoạch và tiến hành tham vấn, thảo luận với NLĐ và các bên liên quan
- Từ 1/7 – 10/7: Xây dựng báo cáo tóm tắt chính sách và khuyến nghị chi tiết cho nghị định
- Từ 11/7 – 20/7: Tham vấn với các bên liên quan và hoàn thiện khuyến nghị
- Từ 20/7 – 30/7 (1-2 ngày trong khoảng thời gian này): Trình bày khuyến nghị tại Hội thảo tham vấn do MOLISA và M.net tổ chức.
- Từ 30/7 – 30/9: Điều chỉnh khuyến nghị theo sự điều chỉnh của Dự thảo nghị định.
5. Kinh phí
Do tư vấn đề xuất
(Chi phí này đã bao gồm thuế Thu nhập cá nhân mà tư vấn phải nộp theo qui định)
6. Hồ sơ
Hồ sơ ứng tuyển bao gồm:
- CVs với các kinh nghiệm và sản phẩm có liên quan
- Đề xuất kĩ thuật và ngân sách
Gửi cho Ms Đinh Hà An qua email:
an.dinhha@cdivietnam.org, hoặc liên hệ số điện thoại: 0915 219 323.
7. Hạn cuối nhận hồ sơ: 17h00 ngày 10/6/2020 Kênh kiến thức kỹ năng, phát triển bản thân, hướng nghiệp, blog nhân sự