1. Thông tin chung
Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận của Việt Nam, hoạt động hướng tới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quản trị nhà nước tốt để tạo dựng một xã hội công bằng, nơi người lao động (NLĐ), phụ nữ nghèo, nam giới và trẻ em trai, gái được tôn trọng, đối xử tốt nhất trong bối cảnh kinh tế phát triển nhanh chóng ở Việt Nam và Châu Á.
Trong các chủ đề hoạt động của CDI, Quyền của NLĐ là một trong những trọng tâm ưu tiên và đã được CDI bắt đầu thực hiện từ những năm 2010 với những hoạt động ban đầu là tập hợp công nhân tại các khu nhà trọ, tập huấn nâng cao năng lực về kiến thức pháp luật, kĩ năng sống và tư vấn pháp luật lao động cho NLĐ di cư làm việc tại các KCN tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương và Vĩnh Phúc. Song song với các hoạt động vừa nêu, các hoạt động nhằm cải thiện điều kiện sống và điều kiện làm việc của NLĐ được CDI chú trọng.
Trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy quyền và tiếng nói của lao động di cư, đặc biệt là lao động nữ, hướng tới đảm bảo an sinh xã hội và điều kiện làm việc tốt hơn ở Bắc Ninh và Hải Dương” do Oxfam tài trợ, một công cụ để thu thập cơ sở dữ liệu online về sức khỏe và điều kiện làm việc trong các ngành điện tử, dệt may sẽ được thiết lập. Ở giai đoạn đầu, công cụ này tập trung ghi nhận các thông tin về điều kiện làm việc, tình trạng sức khỏe; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ như tư vấn pháp luật miễn phí, tư vấn chăm sóc sức khỏe miễn phí; và gợi ý các địa chỉ tin cậy để NLĐ sử dụng khi cần. Sau các vòng tham vấn với chuyên gia, cán bộ ATVSLĐ tại một số doanh nghiệp, đại diện NLĐ làm việc trong các ngành điện tử và dệt may, đến nay CDI nhận thấy cần điều chỉnh để có được một công cụ thân thiện hơn với NLĐ, là của NLĐ và NLĐ dễ dàng sử dụng nhằm phát hiện các vấn đề tại nơi làm việc và có được gợi ý tốt cho các hành động/ giải pháp tiếp theo.
Bởi vậy, CDI có nhu cầu tuyển dụng 01 tư vấn xây dựng nội dung đánh giá điều kiện làm việc (gọi tắt là tư vấn 1) và 01 tư vấn điều chỉnh, phát triển nội dung theo dõi – phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe nghề nghiệp (gọi tắt là tư vấn 2) trong các ngành điện tử và dệt may.
2. Mục tiêu xây dựng công cụ thu thập cơ sở dữ liệu
Là công cụ giúp ích cho NLĐ nhận diện, theo dõi & giám sát các vấn đề về điều kiện làm việc, theo dõi tình trạng sức khỏe, phát hiện bệnh liên quan đến nghề nghiệp, từ đó đưa ra quyết định tìm kiếm hỗ trợ phù hợp để giải quyết vấn đề mà bản thân gặp phải. Các dữ liệu thu thập được sẽ được các chuyên gia phân tích và đưa ra đánh giá về điều kiện lao động của NLĐ ngành may và điện tử.
3. Đối tượng sử dụng công cụ: công nhân làm việc trực tiếp trong các ngành điện tử và dệt may
4. Thời gian thực hiện công việc: từ tuần 2 đến tuần 4 tháng 6 năm 2020
5. Nhiệm vụ và yêu cầu tuyển tư vấn
Nhiệm vụ:
-
Đối với tư vấn 1: Xây dựng nội dung về đánh giá điều kiện làm việc trong các ngành điện tử và dệt may, gắn với yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế và Bộ Luật Lao động Việt Nam. Yêu cầu nội dung dễ hiểu, dễ áp dụng, dễ dàng phát hiện vấn đề;
-
Đối với tư vấn 2: Điều chỉnh và phát triển nội dung về theo dõi, phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe nghề nghiệp, chỉ dẫn các địa chỉ chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp phù hợp. Yêu cầu nội dung dễ hiểu, dễ áp dụng, dễ dàng phát hiện vấn đề;
-
Đối với cả 2 tư vấn: Tham gia các cuộc họp thảo luận và tham vấn với nhóm thực hiện dự án, tư vấn IT và các bên liên quan khác trong quá trình làm việc
Yêu cầu:
- Có ít nhất 15 năm kinh nghiệm làm việc liên quan trong ngành điện tử, dệt may
- Am hiểu về tiêu chuẩn lao động quốc tế và luật lao động Việt Nam
- Có chuyên môn trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp trong ngành Dệt may và Điện tử
- Quan tâm đến các vấn đề về lao động và các chủ đề có liên quan
- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phát triển và làm việc với các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam
- Có tinh thần trách nhiệm cao
- Ưu tiên các ứng viên đã tham gia các vòng tham vấn cơ sở dữ liệu do CDI thực hiện trước đây
6. Phí tư vấn: Phí tư vấn do tư vấn đề xuất.
7. Hồ sơ ứng tuyển bao gồm:
- Đề xuất ý tưởng
- CVs của tư vấn
- Phí tư vấn đề xuất.
Hồ sơ ứng tuyển xin gửi về chị Ngô Thị Trang, cán bộ dự án, Trung tâm Phát triển và Hội nhập
Email:
trang.ngothi@cdivietnam.org
Điện thoại: 0377826183
Hạn cuối nhận hồ sơ:
Ngày 06/06/2020. Kênh kiến thức kỹ năng, phát triển bản thân, hướng nghiệp, blog nhân sự