1. Thông tin chung
Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận của Việt Nam, hoạt động hướng tới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quản trị nhà nước tốt để tạo dựng một xã hội công bằng, nơi người lao động, phụ nữ nghèo, nam giới và trẻ em trai, gái được tôn trọng, đối xử tốt nhất trong bối cảnh kinh tế phát triển nhanh chóng ở Việt Nam và Châu Á.
Trong các chủ đề hoạt động của CDI, Quyền lao động là một trong những trọng tâm ưu tiên, được CDI thực hiện từ những năm 2010 với những hoạt động ban đầu là tập hợp công nhân tại các khu nhà trọ, tập huấn nâng cao năng lực về kiến thức pháp luật, kĩ năng sống và tư vấn pháp luật lao động cho người lao động di cư làm việc tại các KCN lớn ở miền Bắc. Từ năm 2017 đến nay, CDI tập trung nhiều hơn vào các hoạt động nâng cao năng lực và thúc đẩy sự tham gia của người lao động (NLĐ) trong các hoạt động giám sát và đánh giá việc tuân thủ các quy định pháp luật của Việt Nam và các tiêu chuẩn lao động quốc tế nhằm gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp, các cơ quan xây dựng và thực thi chính sách nhằm cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn.
Nhằm mục đích hỗ trợ cho NLĐ thực hành tốt hơn các quyền của mình; đồng thời có được kiến thức và phương pháp giám sát tuân thủ các tiêu chuẩn lao động tại nơi làm việc, từ đó thực hiện các kế hoạch hành động mà họ cùng nhau xây dựng, CDI tổ chức khóa tập huấn TOT cho công nhân nòng cốt về giám sát việc tuân thủ các tiêu chuẩn lao động. Để khóa học thành công và đạt kết quả cao, CDI có nhu cầu tuyển dụng 01 chuyên gia làm giảng viên cho khóa tập huấn.
2. Mục tiêu của khóa tập huấn
- Xây dựng nhóm công nhân nòng cốt (sau đây gọi tắt là nhóm giám sát) được đào tạo về kiến thức, phương pháp thực hiện, cách thức sử dụng công cụ đánh giá, đưa ra các phát hiện ban đầu về thực hành của doanh nghiệp đối với tuân thủ các tiêu chuẩn lao động tại nơi làm việc;
- Nhóm giám sát có khả năng áp dụng các nội dung được đào tạo vào thực tế, hình thành nhóm giám sát tại vùng, theo địa bàn nhà máy và tiến hành các hoạt động giám sát – đánh giá theo kế hoạch xây dựng tại khóa tập huấn với sự hỗ trợ của CDI;
3. Đối tượng: 30 người là đại diện công nhân nòng cốt từ 6 địa bàn dự án Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Đồng Nai
4. Thời gian – Địa điểm dự kiến: 2 ngày, 8h00 – 16h30 ngày 30/10 - 1/11/2020 tại Hà Nội
5. Nhiệm vụ và yêu cầu tuyển tư vấn
Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu kỹ lưỡng mục đích, mục tiêu, đối tượng và yêu cầu của khóa tập huấn TOT
- Xây dựng chương trình và nội dung khóa tập huấn phù hợp, đạt được mục tiêu đề ra
- Thực hiện khóa tập huấn theo phương pháp lấy người học làm trung tâm, khuyến khích sự tham gia và sử dụng nhiều công cụ trực quan
- Hướng dẫn và góp ý/phản hồi cụ thể (cầm tay chỉ việc) cho các phần thực hành của học viên;
- Hỗ trợ học viên xây dựng kế hoạch hành động sau khi kết thúc khóa học
- Đánh giá trước và sau tập huấn
- Viết báo cáo về khóa tập huấn
Yêu cầu:
- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan đến chủ đề khóa đào tạo, đặc biệt là các tiêu chuẩn lao động quốc tế của ILO và các bộ tiêu chuẩn lao động khác
- Am hiểu và quan tâm sâu sắc tới các vấn đề về quyền lao động và các chủ đề có liên quan
- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm tham gia tập huấn, đánh giá và xác định các nhu cầu đào tạo và hướng dẫn
- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phát triển và làm việc với các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam
- Có tinh thần trách nhiệm cao
6. Phí tư vấn
Do tư vấn đề xuất, không vượt quá định mức ngân sách đã được cơ quan tài trợ dự án phê duyệt.
7. Hồ sơ ứng tuyển bao gồm
- Đề xuất ý tưởng
- CV của tư vấn
- Phí tư vấn đề xuất
Hồ sơ ứng tuyển xin gửi về chị Ngô Thị Trang, Cán bộ dự án, Trung tâm Phát triển và Hội nhập
Email: trang.ngothi@cdivietnam.org
Điện thoại: 0377 826 183
Hạn cuối nộp hồ sơ: ngày 15/10/2020. Kênh kiến thức kỹ năng, phát triển bản thân, hướng nghiệp, blog nhân sự