Chuyên gia rà soát, đánh giá Luật người khuyết tật & các luật liên quan


Tuyển 01 Chuyên gia rà soát, đánh giá Luật người khuyết tật & các luật liên quan

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Hoạt động: Tư vấn Nghiên cứu rà soát, đánh giá so sánh Luật người khuyết tật Việt Nam 2010 và các luật liên quan của Việt Nam với Công ước Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật, Công ước 159 của ILO về việc làm cho người khuyết tật và các cam kết của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và ASEAN; đưa ra khoảng trống chính sách và khuyến nghị nội dung sửa đổi Luật người khuyết tật.

I. SỰ CẦN THIẾT

Sau khi Việt Nam ký tham gia và và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật (CRPD), Công ước 159 của ILO về việc làm cho người khuyết tật và cam kết thực hiện các chương trình của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và ASEAN, ngày 17 tháng 6 năm 2010 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật người khuyết tật và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Mặt khác các Luật chuyên ngành cũng đã đưa ra các quy định về người khuyết tật như: Bộ Luật Lao động, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Việc làm, Luật Xây dựng, Luật Giao thông, Luật trợ giúp pháp lý,v.v… Ngày 01/11/2019 Ban bí thư ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật và ngày 03/6/2020 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 753/QĐ-TTg Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày, trong đó giao  Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và địa phương sơ kết 10 năm thực hiện Luật người khuyết tật và nghiên cứu xây dựng dự án sửa đổi bổ sung Luật người khuyết tật, trong đó việc rà soát, đánh giá so sánh Luật người khuyết tật Việt Nam 2010 và các luật liên quan của Việt Nam với Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật, Công ước 159 của ILO về việc làm cho người khuyết tật và các cam kết của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và ASEAN là một khâu công việc rất quan trọng và cần thiết.

Trong khuôn khổ dự án “Tăng cường cơ hội, nâng cao vị thế cho người khuyết tật giai đoạn II” (2021 - 2024) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, ACDC sẽ hợp tác Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (chủ trì là Cục Bảo trợ xã hội) tiến hành các hoạt động nhằm đánh giá việc thực hiện Luật người khuyết tật và dự án sửa đổi bổ sung Luật người khuyết tật, trong đó bao gồm hoạt động rà soát, đánh giá so sánh Luật người khuyết tật Việt Nam 2010 và các luật liên quan của Việt Nam với các văn bản pháp lý quốc tế và khu vực có liên quan.

Chính vì vậy, ACDC mong muốn tìm kiếm 01 chuyên gia trong nước có đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm để thực hiện hoạt động này.

II. MỤC TIÊU

  • Rà soát, so sánh Luật người khuyết tật và các luật liên quan của Việt Nam so với Công ước CRPD, Công ước 159 của ILO về việc làm cho người khuyết tật  và các cam kết của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và ASEAN nhằm tìm ra những nội dung Luật người khuyết tật và các Luật chuyên ngành chưa quy định hoặc đã quy định nhưng chưa đầy đủ để đưa ra các nội dung cần sửa đổi bổ sung.
  • Làm cơ sở để xây dựng hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi bổ sung Luật người khuyết tật.

III. PHẠM VI CÔNG VIỆC (các nhiệm vụ cụ thể)

  • Thu thập và rà soát Luật người khuyết tật và các luật liên quan, các văn bản chính sách dưới Luật của Việt Nam;
  • Thu thập và rà soát Công ước của CRPD, Công ước của ILO về việc làm cho người khuyết tật  và các cam kết của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và ASEAN;
  • So sánh các điều khoản và đưa ra khuyến nghị sửa đổi cụ thể (về điều, khoản, nội dung) trong Luật người khuyết tật.
  • Dựa trên cơ sở việc thu thập, rà soát, so sánh các các văn bản nói trên và các tài liệu, báo cáo mà Phòng Luật – Viện ACDC cung cấp, chuyên gia sẽ xây dựng và hoàn thiện báo cáo cuối cùng và gửi cho ACDC và Cục Bảo trợ xã hội.

IV. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Thu thập, nghiên cứu, rà soát, so sánh và phân tích tài liệu.

V. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC

Kết quả cần đạt được của hoạt động này đó là 01 báo cáo hoàn thiện bằng tiếng Việt (bắt buộc) và tiếng Anh (khuyến khích) về so sánh Luật người khuyết tật và các luật liên quan của Việt Nam so với Công ước CRPD, Công ước ILO về việc làm cho người khuyết tật và các cam kết của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và ASEAN; các khoảng trống chính sách và khuyến nghị nội dung sửa đổi Luật người khuyết tật.

VI. KẾ HOẠCH, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ

TT Nội dung công việc Địa điểm Số ngày làm việc Thời gian
1 Thu thập tài liệu liên quan Hà Nội 02 ngày Tháng 10/2021
2 Nghiên cứu các tài liệu Hà Nội 02 ngày Tháng 10/2021
3 Xây dựng báo cáo phân tích so sánh Hà Nội 06 ngày Tháng 10 -11/2021
4 Lấy ý kiến các chuyên gia Bộ, ngành 02 ngày Tháng 11/2021
5 Hoàn thiện báo cáo bằng tiếng Việt Hà Nội 03 ngày Tháng 12/2021
  Tổng cộng   15 ngày  

                           

VII. YÊU CẦU VỀ PHẨM CHẤT/TRÌNH ĐỘ VÀ KINH NGHIỆM:

  • Tối thiểu 7-10 năm kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực người khuyết tật,  công tác xã hội, Bảo trợ xã hội;
  • Ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong môi trường chính sách và/hoặc pháp lý;
  • Có năng lực chuyên sâu về nghiên cứu và phân tích chính sách;
  • Có kinh nghiệm làm việc với các cơ quan nhà nước của Việt Nam;
  • Kỹ năng chuyên nghiệp trong việc tóm tắt, phân tích và viết báo cáo;
  • Có bằng cấp chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc;
  • Am hiểu và có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực người khuyết tật;
  • Tôn trọng và có kinh nghiệm làm việc với người khuyết tật là một lợi thế;
  • Có kỹ năng viết báo cáo bằng Tiếng Anh là một lợi thế.

VIII. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

  • Thời gian thực hiện: Từ tháng 10 đến 15/12/2021.
  • Tư vấn được tuyển chọn sẽ làm việcc cố định tại Hà Nội.

IX. PHÍ TƯ VẤN

Phí tư vấn được trả dựa trên kinh nghiệm và chất lượng công việc của tư vấn. Mức phí cụ thể sẽ được quyết định sau khi thảo luận thống nhất với ACDC.

X. QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT

Các công việc của tư vấn được thực hiện dưới sự quản lý chung của Điều phối dự án và Phòng Luật của ACDC.

XI. HỒ SƠ

  1. Hồ sơ của tư vấn/ Sơ yếu lý lịch (CV) của tư vấn.
  2. Các tài liệu nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực chính sách/pháp lý hoặc/và người khuyết tật đã từng (tham gia) nghiên cứu trước đây (nếu có).

XII. HẠN NỘP HỒ SƠ

  • Hạn nộp hồ sơ: 17h00 ngày 10 tháng 10 năm 2021
  • Hồ sơ gửi về:

Lưu ý: ACDC sẽ chỉ liên hệ với các ứng viên có hồ sơ phù hợp.

Thông tin chi tiết xem tại đây

Kênh kiến thức kỹ năng, phát triển bản thân, hướng nghiệp, blog nhân sự

Recent Job

Finance Director (FIT)

Deadline: 30/04/2024

Program Manager (IECD)

Deadline: 31/03/2024

Finance Officer (WWF)

Deadline: 30/04/2024
Top List in the World https://top-list-co.blogspot.com/