Chuyên gia thực hiện sơ đồ hóa và khảo sát nhu cầu


1. Bối cảnh Chất lượng nước mặt của Việt Nam đang phải đối mặt với sự xuống cấp nghiêm trọng. Ô nhiễm Formosa ở biển miền Trung, cá chết ở Hồ Tây năm 2016 và ô nhiễm nước sông Đà gần đây vào năm 2019 là những hồi chuông cảnh tỉnh. Ô nhiễm nước làm tổn hại sinh kế và sức khỏe của hàng triệu người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến du lịch và nghề cá, và phá hủy hệ sinh thái nước ven biển. Theo WHO và UNICEF, năm 2011, số ca tử vong liên quan đến nước và vệ sinh là 14,531 trường hợp/năm. Ít nhất 20% hộ gia đình ở vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa vẫn đang sử dụng nước từ sông và kênh rạch để sử dụng trong gia đình, dẫn đến các bệnh truyền nước như tiêu chảy, đau mắt đỏ, ngộ độc thực phẩm, bệnh giun sán. Phụ nữ và trẻ em luôn là hai đối tượng chịu nhiều tác động bởi ô nhiễm nước nhất. Về chính sách, Luật Bảo vệ tài nguyên nước 2012, Luật Bảo vệ môi trường 2014 có các điều khoản cụ thể về huy động sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ nguồn nước và cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc thực hiện SDG6 và SDG14 về bảo vệ nguồn mặt nước và nước biển khỏi ô nhiễm đang gia tăng và những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng, tuy nhiên tiếp cận thông tin về ô nhiễm nước vẫn còn nhiều bất cập. Luật Tiếp cận Thông tin với điều khoản yêu cầu công khai thông tin trong tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm nước, phần nào đó mở ra cơ hội tiếp cận thông tin của người dân trong mọi lĩnh vực trong đó có giám sát và bảo vệ các nguồn nước trước ô nhiễm. Tại Việt Nam, một số tổ chức xã hội dân sự, các liên minh, mạng lưới như Liên minh nước sạch, Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, Hội Cấp thoát Nước v.v …và rất nhiều các mạng lưới phi chính thức đã có các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước với sự tham gia của cộng đồng. Trong hơn 6 năm, LMNS đã huy động được một số cộng đồng địa phương tham gia bảo vệ các nguồn nước tại các địa phương ở Sơn La, Hà Nội, Thái Bình, Bắc Ninh, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Dương. Nếu các tổ chức dân sự cùng với các cộng đồng bảo vệ nguồn nước được kết nối và củng cố năng lực, họ sẽ trở thành một lực lượng quan trọng trong việc bảo vệ và bảo tồn các nguồn nước khỏi ô nhiễm. Từ tháng 8-9/2020, LMNS thực hiện Nghiên cứu: Sơ đồ hóa và nhu cầu các tổ chức xã hội trong xây dựng mạng lưới cộng đồng bảo tồn các nguồn nước tại Việt Nam trong khuôn khổ Dự án “Không gian xã hội dân sự” do Liên Minh Châu Âu và tổ chức Oxfam tại Việt Nam tài trợ. Điều khoản tham chiếu này được xây dựng cho nhóm chuyên gia nhằm thực hiện nghiên cứu trên với chi tiết được mô tả cụ thể trong các mục dưới đây. 2. Các nhiệm vụ – Sơ đồ hoá các tổ chức xã hội và các mô hình cộng đồng bảo tồn nguồn nước tại Việt Nam, trong đó có sự tham gia của phụ nữ và các nhóm yếu thế, các thực hành tốt và các bài học rút ra trong đó bao gồm các mạng lưới/tổ chức chính thức và phi chính thức – Xây dựng câu hỏi và thực hiện khảo sát nhu cầu các bên liên quan trong mô hình cộng động bảo vệ nguồn nước bao gồm: nhu cầu tiếp cận thông tin, nhu cầu về nhân lực và tài chính, nhu cầu được hỗ trợ về pháp lý, nhu cầu kết nối mạng lưới, chia sẻ thông tin và học tập – Phân tích và đề xuất các cơ chế hợp tác trong việc duy trì và phát triển mạng lưới với sự tham gia đa thành phần các tổ chức, cá nhân. – Nghiên cứu các bài học kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng và duy trì mạng lưới bảo vệ nguồn nước có sự tham gia của cộng đồng. – Tham gia các cuộc họp tham vấn với các đối tác là các mạng lưới, liên minh, các nhóm cộng động, về mục đích mạng lưới, các cơ chế hoạt động mạng lưới … – Xây dựng khuyến nghị về cơ chế khuyến khích các thành phần tham gia mạng lưới bảo tồn nguồn nước và khuyến nghị nhằm thúc đẩy sự tham gia của người dân trong đó có phụ nữ trong quản trị nguồn nước và chất lượng nước – Hoàn thiện báo cáo sơ đồ hóa và đánh giá nhu cầu của các bên liên quan trong xây dựng và phát triển mạng lưới bảo tồn nước với các khuyến nghị về mặt chính sách cho phát triển mạng lưới bảo tổn nguồn nước huy động sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp và các bên liên quan khác. 3. Yêu cầu về chuyên gia – Có hiểu biết sâu sắc về hoạt động của các mạng lưới, tổ chức và các mô hình dựa vào cộng đồng trong bảo tồn nguồn nước – Có chuyên môn, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý môi trường, bảo tồn nguồn nước – Có am hiểu, kinh nghiệm trong sơ đồ hóa và đánh giá nhu cầu của các tổ chức – Có am hiểu về pháp luật như Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước, Luật Tiếp cận thông tin và các văn bản pháp luật và quy định liên quan khác. – Có khả năng phân tích sâu, tổng hợp các kinh nghiệm và bài học, kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng xây dựng khuyến nghị chính sách 4. Thời gian thực hiện – Thời gian thực hiện: tháng 8-9/2020; 5. Sản phẩm – Báo cáo sơ đồ hóa và đánh giá nhu cầu của các bên liên quan trong xây dựng và phát triển mạng lưới bảo tồn nước với các khuyến nghị về mặt chính sách cho phát triển mạng lưới bảo tổn nguồn nước huy động sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp và các bên liên quan khác. Các ứng viên quan tâm xin vui lòng gửi lý lịch khoa học (CV) và thư đề xuất kế hoạch thực hiện chi tiết đến email: tuoi.nguyen@cecr.vn Hạn nộp hồ sơ: trước ngày 17 tháng 8 năm 2020     Kênh kiến thức kỹ năng, phát triển bản thân, hướng nghiệp, blog nhân sự

Recent Job

Finance Director (FIT)

Deadline: 30/04/2024

Program Manager (IECD)

Deadline: 31/03/2024

Finance Officer (WWF)

Deadline: 30/04/2024
Top List in the World https://top-list-co.blogspot.com/