Chức danh: Tư vấn Tư vấn đánh giá và hướng dẫn tiến trình phát triển sản phẩm và xây dựng thương hiệu sản phẩm sâm dây tỉnh Kon Tum
Địa điểm: Kon Tum và Hà Nội
Thời gian: Tháng 8 đến tháng 10 năm 2020
Báo cáo cho: Quản lý dự án P4EM và cán bộ Chương trình phụ trách tỉnh Kon Tum
Ra đời năm 1945, CARE là tổ chức nhân đạo hàng đầu chống đói nghèo toàn cầu và cứu trợ khẩn cấp. Có mặt ở 100 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, CARE đặc biệt chú trọng hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái nghèo bởi khi có được nguồn lực phù hợp, họ sẽ có sức mạnh đưa cả gia đình và cộng đồng thoát khỏi đói nghèo. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập www.care-international.org.
CARE Quốc tế tại Việt Nam là một tổ chức sáng tạo và năng động đã hợp tác cùng các tổ chức quốc tế và Việt Nam từ năm 1989 trong hơn 300 dự án. Chúng tôi nhận thấy chìa khóa dẫn đến phát triển công bằng nằm ở việc giải quyết những nguyên nhân gốc rễ, mang tính cấu trúc của đói nghèo và bất công đang khiến một số nhóm trong xã hội bị tổn thương và đẩy ra ngoài lề. Mục tiêu chương trình dài hạn của chúng tôi ở Việt Nam là Phụ nữ Dân tộc Thiểu số ở vùng xa xôi và Nhóm Dân số dễ bị tổn thương về mặt xã hội ở đô thị được hưởng lợi công bằng từ tiến trình phát triển của đất nước, có khả năng thích ứng với hoàn cảnh biến động và có tiếng nói chính đáng. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập www.care.org.vn.
Thông tin về dự án:
Dự án “Tăng cường Quan hệ Đối tác vì sự Phát triển Công bằng và Toàn diện của Cộng đồng các Dân tộc Thiểu số (P4EM)” do tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam và Ủy ban Dân tộc thực hiện với sự tài trợ của Cơ quan viện trợ Ai-len. Dự án tập trung củng cố quan hệ hợp tác giữa các cơ quan Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội nhằm giảm nghèo và tình trạng yếu thế của các nhóm dân tộc thiểu số, phù hợp với các chính sách và chương trình giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể của dự án: Tăng cường quan hệ hợp tác đối tác nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách và chương trình ở cấp quốc gia nhằm hỗ trợ sự phát triển của các cộng đồng DTTS.
Các mục tiêu của dự án sẽ đạt được thông qua các hoạt động: củng cố quan hệ hợp tác đối tác trong phát triển; tạo ra các bằng chứng mới về các vấn đề và giải pháp hỗ trợ sự phát triển của cộng đồng DTTS và tổ chức các cuộc đối thoại chính sách nhằm giải quyết các khoảng trống trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách cho vùng đồng bào DTTS mà các cơ quan Nhà nước đang gặp phải; và tăng cường năng lực cho các cơ quan Nhà nước nhằm thực hiện có hiệu quả các chính sách và chương trình.
Dự án hướng tới 3 kết quả chính:
Kết quả 1: Quan hệ hợp tác giữa UBDT, các tổ chức XH, các Bộ liên quan được củng cố
Kết quả 2: Một cơ sở thông tin bằng chứng được xây dựng để cung cấp đầu vào cho quá trình hình thành và triển khai cácchương trình chính sách vì sự phát triển của người DTTS
Kết quả 3: Hiệu quả triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững (CTMTQG GNBV)/Chương trình 135 được nâng cao
Dự án P4EM được triển khai ở cả cấp trung ương và địa phương (năm tỉnh dự án bao gồm Trà Vinh, Quảng Trị, Hà Giang, Kon Tum và Hòa Bình) và thúc đẩy sự kết nối giữa hai cấp. Ở cấp trung ương, dự án hỗ trợ Uỷ ban Dân tộc chủ trì các hoạt động hợp tác, tương tác giữa các cơ quan Nhà nước, các đối tác phát triển và các tổ chức xã hội thông qua việc tổ chức các cuộc đối thoại, tham vấn chính sách ở cấp quốc gia liên quan đến người DTTS.
Lý do/ cơ sở và mục đích:
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Kon Tum giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2030 đã xác định tập trung phát triển 108 sản phẩm nông lâm, thủy sản, dược liệu; nông nghiệp và dịch vụ du lịch. Trong đó từ năm 2018 – 2020, tỉnh Kon Tum chú trọng đầu tư, phát triển 2 sản phẩm từ sâm dây (hồng đẳng sâm) và sâm Ngọc Linh đạt tiêu chí sản phẩm cấp tỉnh, tham gia vào chuỗi giá trị các sản phẩm quốc gia, đồng thời xây dựng chiến lược phát triển các sản phẩm trong tỉnh cho các năm tiếp theo. Do đó, việc xây dựng và quảng bá thương hiệu các sản phẩm chủ lực của địa phương đang là vấn đề được tỉnh ưu tiên quan tâm hàng đầu nhằm hỗ trợ các sản phẩm tiếp cận bền vững với thị trường trong và ngoài nước.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và đề xuất của Hội phụ nữ tỉnh Kon Tum và một số sở ngành liên quan trong Tổ công tác của tỉnh, dự án P4EM hỗ trợ xây dựng tài liệu Hướng dẫn các bước củng cố tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng tiếp thi cho các sản phẩm OCOP tiềm năng.
Quá trình xây dựng tài liệu sẽ được thực hiện cùng với Hội phụ nữ và các bên liên quan như một bước nâng cao năng lực, đồng thời cũng lấy luôn mô hình sâm dây như một ví dụ thực tiễn, vừa là để đánh giá, củng cố tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng và khả năng tiếp thị, kết nối thị trường của sản phẩm sâm dây, đồng thời vừa giúp Hội phụ nữ và các bên liên quan học thông qua tiến trình hỗ trợ sản phẩm sâm dây theo hướng sản phẩm OCOP tiềm năng của địa phương. Với những mong đợi đó, dự án cần tìm 01 chuyên gia tư vấn hỗ trợ thực hiện các hoạt động trên . Các yêu cầu công việc và trách nhiệm cụ thể được mô tả như sau:
Mục đích:
Hỗ trợ Hội phụ nữ và sở ngành liên quan của tỉnh Kon Tum xây dựng Cẩm nang/ sổ tay Hướng dẫn các bước củng cố tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng tiếp thi cho các sản phẩm OCOP tiềm năng thông qua tiến trình đánh giá và củng cố tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng tiếp thi cho sản phẩm sâm dây.
Mục tiêu:
- Nâng cao được hiểu biết cho Hội phụ nữ tỉnh, sở ngành, chính quyền địa phương và thành viên nhóm Sâm dây về bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP và một số hệ thống đăng ký chất lượng khác.
- Đánh giá được hiện trang về năng lực tổ chức sản xuất (quy mô, số lượng…), sức mạnh cộng động/ liên kiết cộng động, chất lượng sản phẩm và khả năng tiếp thị của sản phẩm (dựa trên bộ tiêu chí OCOP), cùng với sự tham gia của Hội phụ nữ, sở ngành và chính quyền địa phương
- Xây dựng được phương hướng kế hoạch nâng cao/ củng cố năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và khả năng tiếp thị của sản phẩm sâm dây, cùng với sự tham gia của Hội phụ nữ, sở ngành và chính quyền địa phương
- Xây dựng được tài liệu hướng dẫn thực hiện tiến trình chung dựa trên tiến trình đánh giá và thực hiện kế hoạch củng cố năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và khả năng tiếp thị của sản phẩm sâm dây, cùng với sự góp ý của Hội phụ nữ, sở ngành và chính quyền địa phương
Phạm vi công việc/ trách nhiệm
- Làm việc/thảo luận với cán bộ CVN và đối tác dự án để nắm được mục đích và kết quả mong đợi của công việc tư vấn.
- Xây dựng đề xuất kỹ thuật và kế hoạch thực hiện
- Xây dựng đề cương tài liệu
- Tổ chức hội thảo định hướng về bộ tiêu chí OCOP và cùng thông qua kế hoạch đánh giá với Hội phụ nữ, sở ngành và chính quyền, đại diện nhóm sâm dây
- Tổ chức đánh giá và xây dựng kế hoạch cho sản phẩm sâm dây cùng với Hội phụ nữ, sở ngành và chính quyền, nhóm sâm dây. Bao gồm các khía cạnh sau:
- Năng lực tổ chức sản xuất của tổ nhóm bao gồm quy mô sản xuất và sức mạnh cộng đồng trong đó bao gồm liên kết hộ và vai trò của chính quyền địa phương và các bên liên quan
- Loại hình và chất lượng sản phẩm (cảm quan, đóng gói, bao bì sản phẩm và đảm bảo chất lượng…)
- Khả năng tiếp thị của sản phẩm sâm dây (thị trường tiêu thụ, hoạt động quảng bá kết nối thị trường…) quản lý của tổ nhóm trong trồng và tiêu thụ sản phẩm sâm dây
- Mối quan tâm của chính quyền địa phương và các bên liên quan (bao gồm Ban dân tộc tỉnh Kon Tum, Hội phụ nữ, chính quyền xã, huyện) trong định hướng và hỗ trợ cho việc trồng và tiêu thụ sản phẩm sâm dây.
- Viết báo cáo đánh giá và đề xuất khuyến nghị tiến trình, các bước/ yêu cầu cần thiết và những hoạt động, hỗ trợ cần thiết từ dự án và chính quyền địa phương, các bên liên quan trong củng cố tổ chức sản xuất, sức mạnh cộng đồng, nâng cao chất lượng và khả năng tiếp thị của sản phẩm sâm dây Báo cáo, chia sẻ kết quả đánh giá và đề xuất khuyến nghị xây dựng thương hiệu sản phẩm sâm dây với các bên có liên quan
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn chi tiết các bước củng cố tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng tiếp thi cho các sản phẩm OCOP tiềm năng.
Tiêu chí lựa chọn tư vấn:
-
- Có kinh nghiệm trong việc đánh giá năng lực tổ chức sản xuất, quy mô sản xuất, đảm bảo chất lượng và khả năng tiếp thị, kết nối thị trường cho các tổ nhóm, hợp tác xã sản xuất sản phẩm nông lâm nghiệp.
- Am hiểu về hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu cơ bản liên quan đến Chương trình OCOP, đăng ký An toàn thực phẩm… nghị định 98 về liên kết sản xuất, luật HTX hoặc các chương trình hỗ trợ thúc đẩy liên kết và tiếp cận thị trường sản phẩm nông lâm nghiệp vùng đồng bào DTTS.
- Có kỹ năng thiết kế hoạt động khảo sát có sự tham gia (thiết kế câu hỏi thảo luận, thúc đẩy thảo luận và tổng hơp, thống nhất các ý kiến)
- Thái độ và tinh thần làm việc tích cực, hợp tác và tôn trọng đặc biệt là làm việc với người dân tộc thiểu số nghèo.
- Áp dụng phương pháp nâng cao năng lực dựa trên kinh nghiệm và trải nghiệm thực tế cho tổ nhóm.
- Có kỹ năng trình bày một cách lưu loát, đơn giản và dễ hiểu với cộng đồng.
Hồ sơ ứng tuyển:
Ứng viên quan tâm cần nộp các tài liệu sau, trong đó nêu rõ tiêu đề của Điều khoản Tham chiếu – Tư vấn đánh giá và tư vấn định hướng phát triển sản phẩm mật ong hướng tới thị trường theo địa chỉ hòm thư: procurement2@care.org.vn trước 9h sáng ngày 10/8/2020.
Hồ sơ ứng tuyển gồm:
- Hồ sơ năng lực
- Đề xuất kỹ thuật và kế hoạch, phương pháp thực hiện
- Đề xuất tài chính (lưu ý gửi thành 1 file riêng không gộp với đề xuất kỹ thuật)
- Tối thiểu một tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm có liên quan thông qua công việc đã triển khai trước đây
CARE là một nhà tuyển dụng với các cơ hội tuyển dụng bình đẳng, CARE cam kết hướng tới một lực lượng lao động đa dạng. Phụ nữ, người dân tộc thiểu số và người khuyết tật được khuyến khích ứng tuyển.
“Cảm ơn bạn đã quan tâm tới CARE! Chúng ta cam kết với nhau và cam kết bảo vệ những người chúng tôi phục vụ. Chúng tôi không dung thứ cho hành vi sai trái về tình dục trong hoặc ngoài tổ chức của chúng tôi, và luôn lồng ghép bảo vệ trẻ em trong tất cả hoạt động của chúng tôi. Việc bảo vệ khỏi quấy rối, bóc lột và xâm hại tình dục, và bảo vệ trẻ em có vai trò cơ bản đối với các mối quan hệ của chúng tôi, gồm cả việc thuê nhân viên, và các thực hành tuyển dụng của chúng tôi được thiết kế để đảm bảo chúng tôi chỉ tuyển dụng những người phù hợp để làm việc với các nhân viên khác và những người chúng tôi phục vụ. Cũng như kiểm tra trước khi thuê nhân viên, chúng tôi sẽ sử dụng quy trình tuyển dụng và kiểm tra người tham khảo để đảm bảo nhân viên mới tiềm năng hiểu và phù hợp với những kỳ vọng này. Để tìm hiểu thêm, vui lòng liên hệ với Quản lý nhân sự.”
MORE INFORMATION AND APPLICATION DETAILS HERE Kênh kiến thức kỹ năng, phát triển bản thân, hướng nghiệp, blog nhân sự