THÔNG BÁO TUYỂN DỊCH VỤ TƯ VẤN
Gói số 03.21: Nghiên cứu, đánh giá cơ chế quản lý, quy mô hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam với Quốc tế để hỗ trợ Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2021-2030
I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ NHIỆM VỤ TƯ VẤN
WWF là một trong những tổ chức phi chính phủ quốc tế đầu tiên làm việc tại Việt Nam. Năm 1985, WWF bắt đầu thực hiện chiến lược bảo tồn quốc gia và từ đó đã hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam trên một loạt các vấn đề khác nhau về môi trường cũng như các hoạt động được thực hiện trên thực địa trong phạm vi cả nước. WWF Việt Nam là một phần của WWF Tiểu vùng Mê Kông, hoạt động tại 5 quốc gia: Lào, Thái Lan, Myanmar, Campuchia và Việt Nam. Tìm hiểu thêm tại http://vietnam.panda.org/.
Việt Nam là một trong 12 trung tâm đa dạng sinh học của thế giới, có tiềm năng đa dạng sinh học rất phong phú với nhiều nguồn gen quý hiếm. Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 20.000 loài thực vật, trên 10.500 loài động vật trên cạn, trên 2.000 loài động vật không xương sống và cá ở nước ngọt, trên 11.000 loài sinh vật biển và khoảng 7.500 chủng vi sinh vật (Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học, 2019). Mặc dù Việt Nam đã có nhiều nỗ lực từ chủ trương chính sách đến hành động trong bảo tồn đa dạng sinh học nhưng tốc độ giảm đa dạng sinh học vẫn ở mức báo động.
Đa dạng sinh học tại Việt Nam được bảo tồn chủ yếu trong hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên. Việt Nam tham gia công ước đa dạng sinh học năm 1994. Từ đó đến nay chúng ta đã nỗ lực liên tục để từng bước thực hiện những cam kết về bảo tồn đa dạng sinh học.
Đã có một số công trình nghiên cứu về hệ thống các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, các nghiên cứu này còn rời rạc, chưa có hệ thống, hoặc bị giới hạn về không gian và thời gian. Đặc biệt thiếu sự so sánh, liên kết với chiến lược toàn cầu về bảo tồn đa dạng sinh học cũng như kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, Việt Nam rất cần có một nghiên cứu/đánh giá tổng thể về hệ thống khu rừng đặc dụng hiện nay; ý nghĩa, đóng góp của hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam vào mục tiêu chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học cũng như sự phù hợp với các công ước và thỏa thuận quốc tế. Từ kết quả trên, các chuyên gia sẽ đề xuất các giải pháp về quy mô, cách thức và cơ cấu tổ chức hệ thống KBT phù hợp với điều kiện Việt Nam và xu hướng chung của thế giới.
II. MUC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN
Nghiên cứu đánh giá về cơ chế quản lý, bảo tồn và phát triển của các khu bảo tồn, VQG của Việt Nam và các mô hình thành công trên thế giới nhằm đề xuất các giải pháp phù hợp để hỗ trợ cho hoạt động Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2021-2030.
III. YÊU CẦU NĂNG LỰC
- Có trình độ tiến sỹ về ngành lâm nghiệp, bảo tồn thiên nhiên hoặc môi trường trên thế giới, am hiểu về các công ước, điều ước quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học;
- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm thực tế trong bảo tồn đa dạng sinh học;
- Có hiểu biết sâu sắc về hệ thống quản lý lâm nghiệp tại Việt Nam;
- Có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng đánh giá công tác bảo tồn đa dạng sinh học;
- Có kinh nghiệm Quốc tế trong bảo tồn đa dạng sinh học;
- Có kỹ năng viết báo cáo nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu;
- Có kỹ năng phân tích xuất sắc;
- Có kỹ năng làm việc nhóm, phối hợp và quản lý tốt;
- Có trình độ tiếng Anh tốt (giao tiếp, đọc, phân tích tài liệu, viết báo cáo và trình bày kết quả).
-
Việc làm tại các tổ chức phi chính phủ - NGO Recruitment
- Website: https://ngorecruitment.org/
- Instagram: https://www.instagram.com/ngorecruitment_vn
- LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/ngorecruitment
- Group: https://www.facebook.com/groups/VieclamPhichinhphu
- Youtube: http://bit.ly/Youtube_NGORecruitment
Recent Job
Deadline: 26/12/2024
Thực tập sinh Chương trình (Orbis Vietnam)
26/12/2024
Cộng tác viên Phát triển nội dung Toán phổ thông (VNF)
VNF31/01/2025
International Communications Coordinator (ENV)
Education for Nature - Vietnam27/12/2024
Community Programs Officer (FIT)
IRD31/12/2024
Thực Tập Sinh Khối Đối tác Trường học và Đào tạo (The Vietnam Foundation)
VNF31/12/2024