Làm sao trở thành tình nguyện viên phi chính phủ?


Tại Việt Nam, ngày càng nhiều thanh niên mong muốn góp sức trẻ trong các tổ chức phi chính phủ (NGOs) để rèn kỹ năng tình nguyện, trau dồi ngoại ngữ và tìm hiểu văn hóa.

Hãy mạnh dạn “gõ cửa”

Chị Nguyễn Thị Thanh Trúc, điều phối tình nguyện viên của Trung tâm phát triển cộng đồng LIN, nhận xét các bạn trẻ còn khá e dè khi đến “gõ cửa” các tổ chức phi chính phủ. Chị chia sẻ kinh nghiệm: “Bản thân mình lúc tập tễnh liên hệ cũng khá lo lắng vì chỉ là một sinh viên. Rồi thông qua người giới thiệu, mình lên một danh sách các tổ chức có thể tham gia, tìm hiểu kỹ trước khi liên hệ. Không ngờ họ hồi đáp rất nhiệt tình. Điều này cho thấy nhu cầu tìm tình nguyện viên của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam khá cao”.

Đăng ký làm tình nguyện viên phi chính phủ

Trên website chính thức của nhiều tổ chức phi chính phủ quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam thường có thông tin tuyển tình nguyện viên cho các dự án: Oxfam (hoạt động trong các lĩnh vực phát triển nông thôn, hỗ trợ nhân đạo và giảm thiểu rủi ro thiên tai), Đông Tây Hội Ngộ (tổ chức vì sự phát triển giáo dục, y tế và hàn gắn), CCF (hỗ trợ cộng đồng, tập trung vào đối tượng trẻ em)...
Theo chị Trúc, để trở thành tình nguyện viên của các tổ chức phi chính phủ, bạn trẻ cần nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và trau dồi những kỹ năng còn thiếu. Chính những đặc điểm này tạo ra tên gọi tình nguyện viên chuyên môn. “Đó là những người bức xúc trước những vấn đề xã hội và mong muốn thay đổi điều đó dựa trên nhận thức sâu sắc của bản thân” - chị Trúc cho biết.
Thông thường khi làm một tình nguyện viên, bạn trẻ chú ý nhiều đến những kết quả ban đầu, hay “làm cho vui” chứ không thật tâm gắn kết với hoạt động tình nguyện. Còn tình nguyện viên chuyên môn họ làm việc với các tổ chức xã hội, thông qua đó giải quyết các vấn đề tồn đọng. Công việc này đòi hỏi thời gian lâu dài hơn nhiều. Vì vậy, sinh viên muốn trở thành tình nguyện viên chuyên môn trước tiên nên tham gia một đội nhóm do tình nguyện viên chuyên môn phụ trách để rèn luyện kỹ năng sử dụng thời gian, am hiểu văn hóa, ngôn ngữ.

“Bí kíp” rèn kỹ năng

Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia tình nguyện viên, bạn Lê Xuân Lộc - Trường ĐH Y dược TP.HCM - chia sẻ: “Thật ra việc sắp xếp thời gian không quá khó như bạn nghĩ. Bạn đang là sinh viên, có thể tham gia tình nguyện vào lúc nghỉ hè hoặc khi vừa bắt đầu học kỳ mới vì lúc đó chưa phải học nhiều. Trong thời gian học, bạn dành thời gian rảnh tham khảo các chương trình tình nguyện rồi sau đó đăng ký tham gia”. Theo Lộc, sinh viên đừng nên câu nệ chương trình có quy mô nhỏ hay lớn, miễn là thông qua đó bạn rèn luyện được kỹ năng gì cho bản thân.

Lại là rào cản ngôn ngữ

Bạn đang đọc một bài tuyển tình nguyện viên cho tổ chức phi chính phủ trên internet: yêu cầu: giao tiếp tiếng anh và thế rồi đắn đo, đắn đo mãi và close tab. Một kết thúc thật buồn!Bạn hãy dẹp ngay tư tưởng rằng mình không đủ trình độ, tiếng anh “ cùi mía” làm sao đủ yêu cầu tham gia… bla bla. Nếu bạn biết tiếng anh của bạn kém đến mức không-thể -chấp-nhận thì tại sao lại không nỗ lực thay đổi nó ngay bây giờ. Còn nếu không thì cũng đừng cho mình một lý-do- để- lười- biếng, tham gia các dự án tình nguyện không yêu cầu bạn phải có 7.0 Ielts hay điểm Toefl cao ngất ngưởng bởi vì họ sẽ chẳng dại gì bỏ qua một ứng cử viên có nhiệt huyết mạnh mẽ như bạn.Điều bạn cần làm chỉ đơn giản là chứng tỏ bạn đam mê với công việc tình nguyện như thế nào. Nói như thế không có nghĩa bạn STOP việc học ngoại ngữ lại.Sẽ ra sao nếu bạn tham tham gia chương trình về bảo tồn thực vật và “vật vã” với những từ tiếng Anh chuyên ngành chưa từng học. Nói tóm lại việc trau dồi ngôn ngữ chẳng bao giờ là thừa vì càng phong phú thì bạn càng có nhiều cơ hội trong tương lại.
Bàn về rào cản ngôn ngữ khi gặp gỡ các tình nguyện viên quốc tế, Lộc cho rằng đó là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc rèn luyện tiếng Anh rất quan trọng. “Đôi khi thành thạo tiếng Anh thôi chưa đủ, như khi mình tham gia chương trình về bảo tồn thực vật đã “vật vã” với những từ tiếng Anh chuyên ngành chưa từng học” - Lộc kể. Tương tự như vậy, những khác biệt về văn hóa có thể xóa được nếu người tham gia tạo cho mình một phong cách gần gũi, cầu thị khi tiếp xúc với các dân tộc khác.
Chị Đoàn Bảo Châu - tình nguyện viên chương trình giao lưu Kizuna (Nhật Bản), sáng lập CLB Share To Grow - nhắn nhủ: “Các bạn nhớ chú ý tính kết nối giữa các hoạt động. Thông thường, sinh viên tham gia các hoạt động tình nguyện, bản thân các bạn ấy cũng rất thông thạo các hoạt động tình nguyện ở nước của họ. Vì vậy, chúng ta nên tạo sự kết nối với họ để chia sẻ nhiều kinh nghiệm”.

Biết được điểm mạnh điểm yếu

Rõ ràng việc bạn dải CV từ khắp các tổ chức này đến tổ chức khác là một hành động không hề khôn ngoan.Việc bạn cần làm là đánh giá lại bản thân xem thế mạnh của mình là văn hóa, môi trường hay là HIV…. Một kinh nghiệm được chia sẻ từ chính các thành viên trong câu lạc bộ, bạn ý được mời phỏng vấn về chương trình tình nguyện tuyên truyền về căn bệnh thế kỷ của một tổ chức phi chính phủ. Câu hỏi chỉ đơn giản là : “ Theo bạn muỗi khi hút máu người bị nhiễm HIV có là nguyên nhân lây truyền căn bệnh này”. Ú ớ ú ớ và rồi bạn ý trượt dù đó là vòng phỏng vấn cuối cùng. Việc bạn nộp hồ sơ tình nguyện mà thời gian lại vào đúng thời điểm thi cuối kỳ, địa điểm tình nguyện ở tận Tây Nguyên trong khi bạn lại đang ở Hà Nội.…tất cả đều là những cơ hội đáng tiếc. Mình chỉ muốn đưa ra lời khuyên đến bạn hãy đọc kỹ miêu tả công việc, môi trường , địa điểm, thời gian xem nó có phù hợp hay không và bước cuối cùng là đánh giá lại các tiêu chí của bản thân rồi mới nộp hồ sơ dự tuyển. Đừng để mình tiếc hùi hụi vì phân tán quá nhiều mà không tập trung được vào các dự án khả thi bạn nhé!

Kinh nghiệm và kinh nghiệm

Các nhà phỏng vấn thường có ấn tượng tốt với những bạn có kinh nghiệm tình nguyện phong phú. Sẽ chẳng sao nếu bạn không có những certificate lấp lánh nhưng bù lại bạn là một “hạt nhân” tích cực của các tổ chức tình nguyện trong nước, bạn chẳng nề hà đóng góp công sức tiền của cho các trẻ em nghèo miền núi hay đồng bào miền trung khi bão lũ. Một list phong phú các công việc tình nguyện bạn đã làm, chắc là một điểm cộng siêu bự trong CV của bạn đấy nhé.
YẾN TRINH
Nguồn: Tuoitre.com.vn
Kênh kiến thức kỹ năng, phát triển bản thân, hướng nghiệp, blog nhân sự

Recent Job

Finance Officer (PSI)

Deadline: 26/04/2024

M&E Manager ( IRD VN )

Deadline: 30/04/2024

Finance Director (FIT)

Deadline: 30/04/2024

Finance Officer (WWF)

Deadline: 30/04/2024
Top List in the World https://top-list-co.blogspot.com/