THÔNG TIN CHUNG
Theo số liệu WCS tổng hợp từ các cơ quan báo chí, truyền thông, trong 6 tháng đầu năm 2020, báo chí Việt Nam đã đăng tải 1,140 bài viết về ĐVHD và buôn bán ĐVHD trái pháp luật, nhưng trong đó, chỉ có 44 bài viết phân tích chuyên sâu. Đáng lưu ý là thông tin về công tác xử lý của cơ quan chức năng thường chỉ tóm gọn trong “Cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra, làm rõ”. Diễn biến cụ thể của các vụ việc cũng ít khi được tường thuật lại hoặc phản ánh một cách đầy đủ. Những thông tin về đường dây tội phạm, thủ đoạn buôn bán chưa được phân tích triệt để. Đặc biệt, báo chí chưa thể hiện được khả năng phân tích gốc rễ vấn đề - vì sao buôn bán trái pháp luật ĐVHD vẫn tồn tại. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do đội ngũ nhà báo thiếu kỹ năng điều tra hoặc thiếu thông tin liên quan đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học, phòng, chống buôn bán ĐVHD trái pháp luật; cũng như đội ngũ nhà báo tương lai - sinh viên báo chí và các nhà báo trẻ - thiếu cơ hội trau dồi kinh nghiệm và sự hỗ trợ cần thiết để phát triển đề tài về những vấn đề nóng, nhạy cảm như buôn bán ĐVHD trái pháp luật. Bởi vậy, để góp phần đấu tranh chống buôn bán ĐVHD trái pháp luật, WCS đã và đang tập trung nâng cao năng lực cho sinh viên báo chí và các nhà báo trẻ thông qua các hoạt động phối hợp với các cơ sở đào tạo báo chí.
Từ năm 2018, WCS đã phối hợp với Chi hội Nhà báo Khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC) khai lồng ghép nội dung phòng, chống buôn bán trái pháp luật ĐVHD trong đào tạo báo chí tại trường, hướng tới mục tiêu xây dựng năng lực cho thế hệ nhà báo tương lai trong lĩnh vực báo chí điều tra về ĐVHD. Bên cạnh các buổi xây dựng đề cương giảng dạy, thử nghiệm lồng ghép, tập huấn cho giảng viên năm 2018, lồng ghép giảng dạy năm 2019-2020, 2020-2021, WCS và AJC cũng đã hợp tác hoàn thiện sách 'Báo chí điều tra về vấn đề buôn bán trái pháp luật ĐVHD' để sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy tại học viện và các cơ sở đào tạo báo chí khác trên cả nước.
Đầu năm 2019, với mong muốn nhân rộng hoạt động xây dựng năng lực cho thế hệ nhà báo tương lai, WCS tiếp tục phối hợp với Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (SJC), Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn, tập huấn cho giảng viên của trường, nhằm trang bị những kiến thức thực tế, cập nhật để có thể xây dựng và trực tiếp giảng dạy lồng ghép các chủ đề liên quan đến phòng, chống buôn bán trái pháp luật ĐVHD. Hoạt động lồng ghép giảng dạy về buôn bán ĐVHD tại SJC đã và đang được tiến hành trong năm học 2019-2020.
Với mục tiêu tiếp tục tăng cường sự tham gia của báo chí truyền thông trong công tác phòng, chống buôn bán ĐVHD trái pháp luật, WCS sẽ tổ chức chương trình hướng dẫn “Đi và Kể” (mentorship program) nhằm hướng dẫn cho các nhà báo trẻ và sinh viên báo chí thực hiện điều tra về buôn bán ĐVHD trái pháp luật. Dự kiến, 12 sinh viên báo chí, nhà báo trẻ tiềm năng sẽ được lựa chọn tham gia chương trình này. Bên cạnh việc tham gia một khóa tập huấn chuyên sâu về các kỹ năng báo chí điều tra về buôn bán ĐVHD và chia sẻ kinh nghiệm nghề báo, các học viên cũng sẽ được chia thành các nhóm nhỏ; trong mỗi nhóm sẽ có một người hướng dẫn – là những nhà báo điều tra giàu kinh nghiệm - để chỉ dẫn, giám sát và hỗ trợ học viên khai thác và thực hiện đề tài (4 nhóm, mỗi nhóm gồm 3 học viên và 1 người hướng dẫn). Sau toàn bộ quá trình hướng dẫn, nhóm có tác phẩm báo chí được đánh giá cao nhất sẽ được trao thưởng.
Do vậy, WCS sẽ
tuyển chọn 4 nhà báo giàu kinh nghiệm, phối hợp với một điều phối viên chương trình, làm người hướng dẫn để truyền dạy kỹ năng và giám sát 12 sinh viên báo chí, nhà báo trẻ tiềm năng tham gia xuyên suốt chương trình.
Mục tiêu:
Người hướng dẫn sẽ có nhiệm vụ lựa chọn, tập huấn, hướng dẫn, giám sát và hỗ trợ các học viên, nhằm đảm bảo các học viên có đầy đủ các kỹ năng và kiến thức cần thiết để khai thác và thực hiện đề tài về buôn bán ĐVHD trái pháp luật.
- Yêu cầu (Tiêu chí lựa chọn):
- Là công dân Việt Nam;
- Có bằng đại học/sau đại học thuộc các chuyên ngành báo chí;
- Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực báo chí điều tra về môi trường hoặc ĐVHD;
- Có kỹ năng và kinh nghiệm tập huấn cho học sinh, sinh viên;
- Có kỹ năng và kinh nghiệm đi thực địa, điều tra viết bài;
- Có khả năng làm việc dưới áp lực và cam kết đáp ứng tốt các kết quả đầu ra với chất lượng cao,
đúng thời hạn được thỏa thuận.
Tiền công và chi phí:
Tư vấn đề xuất phí chuyên gia, tổng số ngày làm việc không quá 15 ngày trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2020. WCS phê duyệt phí chuyên gia căn cứ vào định mức của WCS Việt Nam và kế hoạch thực hiện hoạt động. Các chi phí (ăn, ở, đi lại) sẽ do WCS chi trả dựa trên chi phí thực thế, định mức của WCS và hóa đơn chứng từ liên quan.
Cách thức ứng tuyển:
Tư vấn quan tâm vui lòng gửi hồ sơ ứng tuyển (theo mẫu đính kèm) có chứng minh kinh nghiệm tới Tổ chức WCS, địa chỉ email:
vnprocurement@wcs.org trước 23:59 ngày 31/08/2020.
Hồ sơ ghi rõ: “Ứng tuyển tư vấn_Người hướng dẫn_Chương trình Đi và Kể”
Lưu ý: Chúng tôi chỉ gửi thông báo đến những tư vấn được lựa chọn
ToR here Kênh kiến thức kỹ năng, phát triển bản thân, hướng nghiệp, blog nhân sự