Tuyển tư vấn đánh giá thực thi pháp luật tuần tra (PLEA) của lực lượng thực thi pháp luật hiện trường tại VQG Phong Nha Kẻ Bàng và KDTTN Động Châu Khe Nước Trong, tỉnh Quảng Bình
Bối cảnh
Dự án Quản lý Rừng bền vững và Bảo tồn Đa dạng sinh học (gọi tắt là Dự án VFBC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 1689/QĐ-BNN-HTQT ngày 22/4/2021 của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT. Dự án có 2 hợp phần, trong đó, Hợp phần “Bảo tồn đa dạng sinh học” nhằm duy trì và nâng cao chất lượng rừng, bảo vệ và ổn định quần thể động vật hoang dã ở các tỉnh có giá trị bảo tồn cao (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế (TT Huế), Quảng Nam, và Lâm Đồng). Trong khuôn khổ của Dự án VFBC tại Quảng Bình, Tổ chức Bảo tồn Động, Thực vật hoang dã Quốc tế (FAUNA AND FLORA) thực hiện và giám sát đối với các hoạt động của các hoạt động thuộc hợp phần Bảo tồn Đa dạng sinh học trên địa bàn của của VQG Phong Nha-Kẻ Bàng (VQG PNKB) và Khu DTTN Động Châu Khe Nước Trong (KDTTN ĐCKNT) bao gồm các tiểu hợp phần: 6) Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh than thiện với bảo tồn cho các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng; 7) Tăng cường quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ; 8) Tăng cường hiệu quả hệ thống thực thi pháp luật đối với tội phạm hủy hoại rừng và động vật hoang dã và 9) Giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ thông qua các phương pháp thay đổi hành vi.Hiện nay, bẫy bắt là mối đe dọa lớn nhất đối với động vật hoang dã ở các khu bảo tồn, vườn quốc gia ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng. Việc bẫy bắt bằng sử dụng bẫy dây phanh hoặc cáp tời đặc biệt gây nguy hiểm và làm suy giảm đáng kể quần thể động vật hoang dã, đặc biệt là các động vật có móng guốc đặc hữu và quý hiếm như Mang, Hoẵng đang bên bờ vực tuyệt chủng (WWF, 2019). Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng (VQG PNKB) và và Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu Khe Nước Trong (KDTTN DCKNT) cũng chung hoàn cảnh tương tự trong nỗ lực chống lại nạn bẫy bắt thú rừng từ bẫy. Với mục tiêu giảm tối đa hoạt động bẫy bắt động vật hoang dã và đến năm 2025 thiết lập được “vùng không bẫy bắt” trên địa bàn đơn vị đang quản lý, hai đơn vị đang thúc đẩy các hoạt động tăng cường tuần suất và mở rộng diện tích, phạm vi tuần tra.Trong khuôn khổ thực hiện nhóm hoạt động 8.2.2.3, đánh giá thực thi pháp luật tuần tra, thuộc kế hoạch hoạt động năm 2023 của Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do USAID tài trợ đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt, Tổ chức Fauna and Flora chuẩn bị tổ chức hoạt động “đánh giá thực thi pháp luật tuần tra (PLEA) của lực lượng thực thi pháp luật hiện trường ở VQG Phong Nha Kẻ Bàng và KDTTN Động Châu Khe Nước Trong”. Hoạt động này sẽ đóng góp vào chỉ số ID9 - Số người được đào tạo về quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững và / hoặc bảo tồn đa dạng sinh học. ID10 - Số người áp dụng các biện pháp thực thi luật bảo tồn được cải thiện.
Đề cương tham chiếu này nhằm tìm kiếm 01 tư vấn, làm chuyên gia cho hoạt động nói trên.
Mục tiêu
Đánh giá hiệu quả của các hoạt động tuần tra và thực thi được thực hiện bởi cán bộ kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng liên quan đến tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy ở VQG PNKB/KDTTN ĐCKNT. Cụ thể, bao gồm những mục tiêu như sau:- Đánh giá hiện trạng các kỹ năng tuần tra và thực thi pháp luật của các cán bộ kiểm lâm, bảo vệ rừng và đề xuất các kế hoạch nhằm cải thiện một cách liên tục và hiệu quả;
- Nhằm đưa ra một phương pháp phù hợp, để Ban quản lý (BQL) VQG PNKB/KDTTN ĐCKNT có thể chủ động tự thực hiện việc đánh giá tuần tra thực thi pháp luật (PLEA);
- Đánh giá việc tuân thủ các chính sách và hướng dẫn về đảm bảo an toàn môi trường và xã hội của dự án VFBC để giảm thiểu các rủi ro chấn thương trong quá trình tuần tra và thực thi;
Các nội dung dự kiến thực hiện
- Rà soát và cập nhật bộ công cụ PLEA phù hợp với bối cảnh thực tế ở VQG PNKB, KDTTN ĐCKNT;
- Làm việc với BQL VQG PNKB và KDTTN DCKNT để xây dựng và thống nhất kế hoạch đánh giá chi tiết; Lựa chọn người có kinh nghiệm liên quan về bẫy để bố trí bài kiểm tra hiện trường;
- Tập huấn áp dụng bộ công cụ PLEA cho cán bộ kỹ thuật, đội cơ động của VQG PNKB/KDTTN DCKNT;
- Đánh giá công tác tuần tra sử dụng mẫu đánh giá sau khi được rà soát, cập nhật;
- Thực hiện bài kiểm tra hiện trường để kiểm tra hiệu quả của việc tuần tra bảo vệ rừng, phát hiện và tháo gỡ bẫy;
- Tổng hợp đánh giá và viết báo cáo kết quả đánh giá theo bộ công cụ PLEA đã được cập nhật.
Kết quả mong đợi
- 01 bộ công cụ PLEA được cập nhật phù hợp với bối cảnh thực tế ở VQG PNKB và KDTTN DCKNT;
- Cán bộ kỹ thuật, cán bộ đội cơ động của VQG PNKB/KDTTN DCKNT được cung cấp các hướng dẫn chi tiết và nắm rõ phương pháp áp dụng bộ công cụ PLEA;
- Hoạt động đánh giá thực thi pháp luật tuần tra (PLEA) được tiến hành ở VQG PNKB và KDTTN DCKNT;
- Các cán bộ VQG PNKB và KDTTN DCKNT có thể chủ động thực hiện PLEA ở đơn vị của mình;
- Kết quả PLEA được tổng hợp kèm các khuyến nghị cụ thể để cải thiện hiệu quả của hoạt động tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy;
- Báo cáo hoạt động.
Nhiệm vụ chính của tư vấn
Làm việc với vai trò là chuyên gia chính trong việc chuẩn bị và triển khai PLEA đối với lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng ở VQG PNKB, KDTTN DCKNT. Các nhiệm vụ cụ thể nhưng không giới hạn bao gồm:- Rà soát và cập nhật bộ công cụ PLEA phù hợp với bối cảnh thực tế của 2 đơn vị chủ rừng như đã nêu;
- Tham vấn các bên liên quan để xây dựng và thống nhất kế hoạch triển khai PLEA;
- Tổ chức lớp tập huấn áp dụng PLEA
- Tham gia tuyển chọn người có kinh nghiệm liên quan đến bẫy (thợ săn “thuần hóa”) để phục vụ bố trí bài kiểm tra hiện trường;
- Chuẩn bị các vật liệu, công cụ minh họa phục vụ cho hoạt động triển khai PLEA.
- Phối hợp với cán bộ của đơn vị thực hiện dự án (Fauna and Flora), BQL Dự án VFBC tỉnh, BQL VQG PNKB, BQL KDTTN DCKNT thực hiện đánh giá công tác tuần tra sử dụng mẫu đánh giá đã được cập nhật và thực hiện bài kiểm tra hiện trường theo thời gian, kế hoạch đã xây dựng. Trong đó tư vấn sẽ tham gia đánh giá trực tiếp 3/11 Trạm Kiểm lâm ở VQG PNKB và 1/3 Trạm QLBVR ở KDTTN DCKNT.
- Cung cấp các hướng dẫn cụ thể để cán bộ kỹ thuật, cán bộ các đội cơ động của VQG PNKB/KDTTN DCKNT thực hành thành thạo sử dụng mẫu đánh giá và thực hiện bài kiểm tra hiện trường;
- Tổng hợp kết quả PLEA và viết báo cáo kết quả kết quả hoạt động.
Sản phẩm giao nộp
Tư vấn sẽ giao nộp các kết quả sau:- Bộ công cụ PLEA đã cập nhật phù hợp với bối cảnh của VQG PNKB, KDNTT DCKNT gồm các mẫu phiếu đánh giá, bài kiểm tra hiện trường; bộ công cụ được thống nhất bởi đơn vị thực hiện dự án (Fauna and Flora), BQL Dự án VFBC tỉnh, BQL VQG PNKB, BQL KDTTN DCKNT;
- Kế hoạch triển khai hoạt động được thống nhất;
- Các vật liệu, công cụ minh họa sử dụng cho hoạt động;
- Kết quả tổng hợp PLEA kèm các khuyến nghị cụ thể để cải thiện hiệu quả của hoạt động tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy;
- Báo cáo kết quả hoạt động.
Quy mô và khung thời gian (xem Tại đây)
Chuyên môn và kinh nghiệm
- Bằng đại học với một trong các lĩnh vực sau: Lâm nghiệp, Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Khoa học bảo tồn, và các lĩnh vực liên quan;
- Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm về lĩnh vực Bảo tồn đa dạng sinh học, thực thi pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp;
- Có kinh nghiệm liên quan đến triển khai tuần tra bảo vệ rừng ở hiện trường;
- Có hiểu biết về bộ công cụ đánh giá tuần tra và thực thi pháp luật (PLEA) hoặc các công cụ tương tự;
- Đã từng tham gia các hoạt động tương tự;
- Khả năng giao tiếp tiếng Việt và tiếng Anh tự tin (là một lợi thế);
Hỗ trợ tài chính
Fauna and Flora sẽ hỗ trợ tư vấn:- Thủ tục hành chính để làm việc ở hiện trường và với các đối tác địa phương;
- Hỗ trợ chi phí liên quan đến các đi lại và lưu trú trên cơ sở chi phí phát sinh thực tế và định mức của Fauna and Flora.
Thông tin thêm về Fauna and Flora, vui lòng truy cập http://www.fauna-flora.org
Cách thức ứng tuyển
Xem MẪU XÁC NHẬN NHÂN SỰ THAM GIA GÓI TƯ VẤN-
Việc làm tại các tổ chức phi chính phủ - NGO Recruitment
- Website: https://ngorecruitment.org/
- Instagram: https://www.instagram.com/ngorecruitment_vn
- LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/ngorecruitment
- Group: https://www.facebook.com/groups/VieclamPhichinhphu
- Youtube: http://bit.ly/Youtube_NGORecruitment
Recent Job
Deadline: 26/12/2024
Human Resources Office
U.S. Mission in Hanoi02/01/2025
Thực tập sinh Chương trình (Orbis Vietnam)
26/12/2024
Volunteer Program
CARE International in VietnamAll year round
Cộng tác viên Phát triển nội dung Toán phổ thông (VNF)
VNF31/01/2025
International Communications Coordinator (ENV)
Education for Nature - Vietnam27/12/2024
Community Programs Officer (FIT)
IRD31/12/2024
Thực Tập Sinh Khối Đối tác Trường học và Đào tạo (The Vietnam Foundation)
VNF31/12/2024
Chuyên viên Phát triển nội dung Toán phổ thông (The Vietnam Foundation)
The Vietnam Foundation31/12/2024