1. Thông tin chung
Điện tử và dệt may là hai ngành công nghiệp dẫn đầu về xuất khẩu và thâm dụng lao động tại Việt Nam. Thế nhưng, điều kiện làm việc trong mỗi ngành còn tồn tại nhiều nguy cơ, có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người lao động (NLĐ).Hiểu biết của bản thân NLĐ về pháp luật lao động, an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) hạn chế trong khi doanh nghiệp chưa tuân thủ đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Dệt may là ngành kinh tế quan trọng, có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai cả nước, đóng góp 10,5% vào GDP (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2015) và tạo việc làm cho khoảng 2,5 triệu NLĐ, trong đó 80% là lao động nữ (Viện Nghiên cứu công nhân công đoàn, 2017). Tại đa phần các nhà máy, NLĐ đang phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt như bụi, tiếng ồn phát ra từ máy móc ở mức cao, ánh sáng chiếu liên tục, nóng bức. NLĐ thực hiện các công việc nhàm chán, đơn điệu, đứng hoặc ngồi lâu ở một tư nhất. Nguy cơ chấn thương, đặc biệt là vùng tay và cánh tay là rất lớn bởi họ thường xuyên tiếp xúc với các vật sắc nhọn như kim thêu, kéo, dụng cụ cắt chỉ… Việc tuân thủ các tiêu chuẩn lao động tại doanh nghiệp may mặc chưa đảm bảo. Kết quả từ chiến dịch thanh tra 152 doanh nghiệp may mặc có tổng số lao động dưới 1.000 người năm 2015 báo động tình trạng sai phạm ở mức bình quân 12 sai phạm/doanh nghiệp. Nổi bật nhất là các sai phạm liên quan đến huy động NLĐ làm thêm giờ quá mức (60/152 doanh nghiệp vi phạm), chưa trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ (112/152 doanh nghiệp vi phạm), không tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho NLĐ mới vào làm việc hoặc huấn luyện không đầy đủ (87/152 doanh nghiệp vi phạm).
NLĐ làm việc trong ngành có khả năng gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Kết quả khảo sát 1.000 công nhân may tuổi từ 25 – 35 tại 3 doanh nghiệp ở Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai cho thấy có tới 93% công nhân bị mệt mỏi sau lao động, trong đó 47% mệt mỏi toàn thân; 16,7% nặng đầu và nhức đầu; 15,1% kiệt sức; hơn 80% đau mỏi cơ, xương khớp tại thắt lưng, vùng cổ và bả vai (Viện Vệ sinh y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh, 2015). Khi làm việc lâu dài, NLĐ có nguy cơ cao mắc bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp, bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp, viêm da, lãng tai, điếc nghề nghiệp…
Mới phát triển từ 5 đến 7 năm nay nhưng điện tử nhanh chóng trở thành ngành xuất khẩu lớn nhất cả nước, gấp 2,5 lần so với kim ngạch của ngành dệt may, trong đó phần lớn đến từ các doanh nghiêp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Mặc dù là ngành công nghiệp mũi nhọn nhưng thực tế trình độ sản xuất của ngành điện tử nước ta mới dừng ở ở giai đoạn đầu trong chuỗi sản xuất, đa phần NLĐ làm việc trong các dây chuyền lắp ráp không mang lại nhiều giá trị gia tăng. Hơn một nửa số lao động trong ngành phải làm việc trong các điều kiện có tiếng ồn cao, vi khí hậu nóng, công việc lặp đi lặp lại và phải đứng suốt trong thời gian dài làm việc. Đáng chú ý hơn cả là NLĐ, đặc biệt là lao động nữ báo cáo có tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại (42%). Tình trạng sai phạm pháp luật lao động trong ngành điện tử có cải thiện hơn so với ngành dệt may, tuy nhiên vẫn ở mức báo động với bình quân 8,3 sai phạm/doanh nghiệp (Kết quả chiến dịch thanh tra ngành điện tử tại 216 doanh nghiệp năm 2017), tập trung vào không tổ chức huấn luyện ATVSLĐ hoặc huấn luyện không đầy đủ.
NLĐ ngành điện tử có thâm niên gắn bó với công việc thấp hơn so với NLĐ ngành may, tuổi nghề trung bình vào khoảng 1,2 – 1,7 năm. Mặc dù vậy, những tác động gây ra bởi điều kiện làm việc tới sức khỏe NLĐ là hiện hữu. Kết quả khảo sát 202 công nhân làm việc tại 2 khu công nghiệp điện tử lớn là Yên Phong và Quế Võ ở Bắc Ninh cho thấy hai triệu chứng mà NLĐ thường xuyên gặp phải trong quá trình làm việc là đau đầu, chóng mặt với tỷ lệ tương ứng là 69% và 67,1%. Ngoài ra, các triệu chứng khác mà một số NLĐ có thể gặp phải là giảm thị lực (25,5%), giảm thính lực ù tai do tác động của máy móc (24,8%), buồn nôn (30,5%), khó thở (20,8%). Riêng đối với lao động nữ, có tới 54,3% NLĐ gặp phải ít nhất một vấn đề kinh nguyệt từ khi vào làm việc tại công ty, trong đó phổ biến nhất là chu kỳ kinh nguyệt bất thường, chiếm tới 48,5% (DEPOCEN, 2018). Đáng chú ý, Bộ LĐTBXH cũng đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ ung thư liên quan đến ngành này. Cụ thể, các vấn đề về an toàn vệ sinh lao động trong ngành điện tử có thể dẫn đến ung thư và các bệnh về tim do tiếp xúc với các yếu tố độc hại tại nơi làm việc như phóng xạ, sóng điện từ và các hóa chất độc hại.
Cho đến nay, việc thu thập thông tin về điều kiện làm việc và những tác động sức khỏe tới người lao động trong mỗi ngành được thực hiện bằng các phiếu/ bảng hỏi in trên giấy, phát cho người lao động để tự trả lời hoặc thông qua điều tra viên hỏi và NLĐ cung cấp thông tin để điều tra viên điền vào bảng hỏi/ máy tính bảng cài đặt sẵn bảng hỏi. Tùy theo nội dung, đối tượng, quy mô… mà việc thu thập thông tin được tiến hành nhưng hầu như đều đòi hỏi nguồn lực lớn về tài chính, nhân lực tham gia tổ chức, thực hiện thu thập thông tin. Trong một số trường hợp, việc thu thập các thông tin liên quan đến điều kiện làm việc trong các nhà máy gặp nhiều khó khăn, không thu được thông tin hoặc thông tin không chính xác, đầy đủ, cập nhật bởi chủ doanh nghiệp không hợp tác hoặchạn chế cung cấp thông tin chia sẻ ra bên ngoài.
Các thông tin được sử dụng làm bằng chứng để đánh giá tác động của các yếu tố tại nơi làm việc tới sức khỏe người lao động là vô cùng hạn hữu. Trong khi đó, NLĐ vẫn hàng ngày hàng giờ phải làm việc trong môi trường không đảm bảo và khó có cách nào để cải thiện nơi làm việc. Bởi vậy, trong khuôn khổ dự án “
Thúc đẩy quyền và tiếng nói của lao động di cư, đặc biệt là lao động nữ, hướng tới đảm bảo an sinh xã hội và điều kiện làm việc tốt hơn ở các khu công nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương”, Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) xây dựng và phát triển một ứng dụng trên điện thoại di động thông minh (mobile app) nhằm hỗ trợ NLĐ chủ động đánh giá điều kiện làm việc và chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp.
2. Mục tiêu phát triển ứng dụng
Là công cụ giúp ích cho NLĐ đang làm việc trong các ngành điện tử, may mặc nhận diện, theo dõi và giám sát các vấn đề về điều kiện làm việc; theo dõi tình trạng sức khỏe theo thời gian, phát hiện sớm bệnh liên quan đến nghề nghiệp. Thông qua các gợi ý app đưa ra, tự bản thân NLĐ có thể chủ động tìm kiếm các hỗ trợ khác nhau để cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn, nâng cao sức khỏe và khả năng lao động
3. Nhiệm vụ của tư vấn
- Nghiên cứu kỹ lưỡng mô tả ý tưởng phát triển ứng dụng, trao đổi với nhóm cán bộ phụ trách để hiểu tường tận mục đích, đối tượng sử dụng, cấu trúc, tính năng... của ứng dụng
- Nghiên cứu và phát triển ứng dụng đáp ứng yêu cầu đặt ra như dưới đây:
+
Phát triển app:
Mobile App được làm trên các môi trường: iOS (với các máy iPhone từ 5s trở lên) và Android (với các máy Samsung, LG, Xiaomi v.v. - kể từ Android 7 trở lên), hoặc các môi trường khác nếu phù hợp.
* Tài khoản:
Đăng kí tài khoản (bằng số điện thoại)
Quản lý/thay đổi thông tin cá nhân (thông tin số điện thoại, địa điểm làm việc, công việc, thời gian làm việc...)
* Phiếu tự đánh giá/Survey (điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp):
Quản lý danh sách phiếu chưa làm, đang làm (dạng draft, chưa submit), đã làm
Danh sách câu hỏi tư vấn đã hỏi: chưa được trả lời, đã trả lời
* Xuất dữ liệu sau khi người dùng hoàn thành các phiếu
* Tính năng khác:
Nhận thông báo khi có đợt làm phiếu mới
Gửi câu hỏi về 2 chủ đề pháp luật lao động và chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp - Nhận thông báo khi được tư vấn trả lời
Nhận thông báo News đặc biệt
Forum để người dùng trò chuyện, chia sẻ về điều kiện làm việc, sức khỏe
Tính năng khác phát sinh trong quá trình phát triển app
+ Phát triển back-end: trên môi trường app. Chức năng:
· Tạo survey theo 4 kì (mỗi kì là 1 bộ câu hỏi + câu trả lời, hoặc text để người dùng nhập)
· Quản lý user đăng kí, approve user cho phép vào làm survey
· Quản lý bảng trả lời survey, xuất kết quả theo cá nhân – nhà máy – ngành và cho phép download excel để làm báo cáo
· Quản lý danh mục câu hỏi tư vấn. Trả lời và đẩy câu trả lời đến máy mobile của user đặt câu hỏi.
· Quản lý danh mục Tin tức (Category và Article/News)
· Quản lý danh mục Tài liệu tham khảo
· Các tính năng khác phát sinh trong quá trình phát triển app
+ Duy trì hoạt động của app trong thời gian từ khi phát triển xong, đi vào sử dụng đến hết năm 2021. Sau thời gian đó, nếu CDI tiếp tục có nhu cầu, hai bên sẽ thảo luận và đưa ra quyết định thống nhất.
+ Phát triển các tính năng mới theo nhu cầu của người lao động và phía dự án
+ Đẩy app lên app store
+ Các công việc phát sinh khác khi có yêu cầu
- Tham gia và trình bày nội dung kỹ thuật của app tại buổi ra mắt và giới thiệu app
- Tham gia các cuộc họp đánh giá việc sử dụng app và xây dựng kế hoạch cải thiện
- Hướng dẫn cán bộ CDI quản lí và cập nhật ứng dụng
- Đảm bảo kế hoạch và tiến độ theo đúng như thoả thuận với cán bộ CDI
- Hỗ trợ kĩ thuật, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thử nghiệm, vận hành và sử dụng app. Có phản hồi lại cho CDI sau khi nhận được thông báo tối đa là 8h
4. Yêu cầu đối với tư vấn
- Có chuyên môn và ít nhất 5 năm kinh nghiệm lập trình, phát triển ứng dụng trên điện thoại di động
- Đã có ít nhất 1 ứng dụng trên điện thoại được xây dựng và phổ biến (có thể sử dụng được tại thời điểm hiện tại)
- Có kinh nghiệm làm việc với các tổ chức phi chính phủ hoặc trong lĩnh vực phát triển, xã hội
- Quan tâm và yêu thích cung cấp các giải pháp công nghệ để cải thiện vấn đề của người lao động làm việc trong các ngành điện tử, dệt may
5. Sản phẩm:
- 1 ứng dụng hoàn chỉnh, đảm bảo các tính năng đáp ứng theo Mô tả ứng dụng và cho phép nâng cấp, chỉnh sửa về sau bởi CDI hoặc bên khác (được CDI uỷ quyền)
- Toàn bộ mã nguồn của ứng dụng thuộc bản quyền của CDI chuyển giao cho CDI, đảm bảo CDI có thể nâng cấp hoặc phát triển ứng dụng trong tương lai
- Bản hướng dẫn quản lí ứng dụng dành cho cán bộ CDI
- Cập nhật kết quả công việc định kỳ
- Ít nhất 4 file tổng hợp kết quả khảo sát của 4 lần khảo sát NLĐ.
6. Thời gian dự kiến
-Tháng 12/2020 - Tháng 3/2021: Xây dựng và Hoàn thiện bản full ứng dụng
-Tháng 4/2021: Đẩy app lên app store và quảng bá rộng rãi đến các nhóm người dùng mục tiêu
-Năm 2021: quản lý, duy trì hoạt động của app + tiến hành thu thập 4 đợt tập trung, phát triển các tính năng mới
7. Phí tư vấn
Do tư vấn đề xuất, đã bao gồm thuế TNCN.
Hạn cuối nộp hồ sơ ứng tuyển: Ngày 29/11/2020 Kênh kiến thức kỹ năng, phát triển bản thân, hướng nghiệp, blog nhân sự