1.Giới thiệu
Dự án “
Tăng cường năng lực các tổ chức xã hội về quản trị Quyền Trẻ Em” do Tổ chức Cứu trợ trẻ em Quốc tế tại Việt Nam (SCI) tài trợ triển khai giai đoạn mới từ năm 2019-2021. Mục tiêu chung của Dự án nhằm nâng cao năng lực cho các cán bộ xã hội và nhân viên các tổ chức xã hội (TCXH) về quản trị quyền trẻ em (QTE). Một trong những kết quả đầu ra của Dự án là “
Các tổ chức dân sự xã hội được tổ chức/tập hợp lại nhằm thực hiện việc bảo vệ quyền của Trẻ, đồng thời chủ động tổ chức, tham gia các diễn đàn/đối thoại với các cơ quan chức năng ở các cấp khác nhau nhằm các giải quyết các vấn đề liên quan đến đảm bảo quyền của trẻ”. Trong thời gian thực hiện cách ly xã hội để phòng chống dịch Covid 19, một trong những nguy cơ trẻ có thể gặp phải trong thời gian nghỉ học ở nhà là bị bạo lực với nhiều hình thức khác nhau. Trẻ em nam và trẻ em nữ cũng phải đối mặt với các vấn đề về bạo lực khác nhau. Để tìm hiểu về vấn đề bảo vệ trẻ em trong thời gian cách ly xã hội, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam tiến hành hoạt động khảo sát chuyên đề về “
Bạo lực trẻ em trên cơ sở giới” nhằm tìm hiểu sâu về vấn đề bạo lực trẻ em nam và trẻ em nữ gặp phải trong thời gian hạn chế giao tiếp xã hội do những tình huống khẩn cấp như dịch bệnh, thiên tai...
2.Mục tiêu, nội dung khảo sát:
2.1. Mục tiêu: Khảo sát tập trung vào các mục tiêu sau: - Thực trạng về bạo lực trẻ em trên cơ sở giới mà các em có thể phải đối mặt trong thời gian cách ly xã hội (từ 01/01/2020 – 30/4/2020). - Nguyên nhân, hậu quả của những vấn đề bạo lực đó - Mong muốn, đề xuất của trẻ em để góp phần giảm thiểu nguy cơ trẻ bị bạo lực trong thời gian dài ở nhà do dịch bệnh hoặc thiên tai
2.2.Các nội dung chính:
- Thực trạng:
o Các hình thức bạo lực, tần suất mà trẻ gặp phải trong thời gian này: phân tích trên khía cạnh giới tính nam – nữ nhằm so sánh, đánh giá sự tương đồng và khác biệt.
o Đánh giá chung về thực trạng bạo lực trẻ em trong thời gian này so với thời gian trước khi cách ly.
- Xác định nguyên nhân của những vấn đề bạo lực mà trẻ em phải đối mặt: so sánh nguyên nhân bạo lực mà nhóm trẻ em trai – trẻ em gái gặp phải: có gì giống và khác nhau; nguyên nhân chính của sự khác nhau đó (do quan điểm, tập quán, điều kiện sống, nhận thức...)
- Hậu quả của các vấn đề bạo lực mà trẻ gặp phải trong thời gian này; tác động về thể chất và tinh thần trẻ; phân tích điểm chung và điểm riêng đối với từng nhóm trẻ em trai và trẻ em gái. Đánh giá chung về sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ trong thời gian này so với thời gian trước cách ly.
- Mong muốn, đề xuất của trẻ em nhằm giảm thiểu tình trạng bạo lực trẻ em do sự phân biệt giới.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Trẻ em từ 7-16 tuổi, tỉ lệ cân bằng với trẻ em nam và trẻ em nữ.
- Trẻ em đang sống cùng người thân (bố mẹ, ông bà, họ hàng...)
4. Thời gian: Khảo sát thực hiện trong tháng 5-6/2020
5. Vai trò và trách nhiệm của chuyên gia
- Xây dựng đề cương khảo sát chi tiết bao gồm: mục tiêu, phương pháp và công cụ nghiên cứu, kế hoạch thực hiện và đề cương báo cáo.
- Xử lý và phân tích số liệu, thông tin
- Dự thảo báo cáo khảo sát (độ dài không quá 15 trang)
- Trình bày dự thảo báo cáo trong cuộc họp với VACR, SC để nghe ý kiến đóng góp
- Hoàn thiện báo cáo gửi Hội BVQTEVN.
6. Yêu cầu đối với chuyên gia
- Có trình độ từ Thạc sĩ trở lên, ưu tiên những người có chuyên môn về công tác xã hội, quyền trẻ em.
- Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em; giới và bình đẳng giới
- Am hiểu về quyền trẻ em, có kinh nghiệm trong việc thực hiện báo cáo chuyên đề về giới và bình đẳng giới
7. Phí chuyên gia và hình thức thanh toán:
- Phí tư vấn: Thỏa thuận
- Việc thanh toán sẽ được thực hiện một lần bằng phương thức chuyển khoản sau khi công việc được hoàn thành và được VACR nghiệm thu.
8. Liên hệ:
- Ứng viên quan tâm xin gửi hồ sơ ghi rõ chủ đề về Ms Đoàn Minh Hiền, địa chỉ email:
tuyendung.vacr@gmail.com, trước ngày 27/5/2020. VD: [Ứng tuyển chuyên gia nghiên cứu] Họ và tên ứng viên.
- Hồ sơ gồm: CV, đề cương nghiên cứu
Kênh kiến thức kỹ năng, phát triển bản thân, hướng nghiệp, blog nhân sự