Tuyển tư vấn hỗ trợ tỉnh Tiền Giang thực hiện các biện pháp hoàn thiện và đạt chứng nhận bền vững ASC cho nghề nghêu tại tỉnh Tiền Giang
Giới thiệu
- Oxfam là một liên minh quốc tế, một phong trào toàn cầu vì một thế giới bình đẳng, không còn nghèo đói và bất công. Oxfam Quốc tế gồm 21 tổ chức Oxfam thành viên làm việc tại 87 quốc gia. Tầm nhìn của Oxfam hướng tới một thế giới công bằng và bền vững. Một thế giới nơi con người và Trái đất là trung tâm của nền kinh tế. Nơi phụ nữ và trẻ em gái không phải đối mặt với bạo lực và phân biệt đối xử. Nơi khủng hoảng khí hậu được kiểm soát. Và nơi hệ thống quản trị có sự tham gia của người dân và các lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm.
- Oxfam tại Việt Nam tin rằng nghèo đói, bất công và bất bình đẳng sẽ giảm khi có sự tương tác giữa công dân tích cực, chính quyền và khu vực tư nhân có trách nhiệm. Đây cũng là nền tảng cho sự phát triển của Việt Nam. Oxfam tại Việt Nam hướng tới vận động dịch chuyển từ mô hình phát triển dựa vào tăng trưởng sang mô hình phát triển Nền Kinh tế Nhân văn, đặt con người và Trái đất lên trên lợi nhuận.
- Oxfam tại Việt Nam phối hợp với các đối tác đã triển khai dự án “Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị nghêu ở Việt Nam” tại 03 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang trong 5 năm (2018 - 2023). Mục tiêu của dự án nhằm cải thiện thu nhập cho người sản xuất cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua hỗ trợ và thúc đẩy nâng cao năng lực và hiệu quả kinh doanh theo tiêu chuẩn bền vững tại 3 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang và Trà Vinh, đồng thời thúc đẩy tiếp cận thị trường có kết nối theo chuỗi giá trị, tạo môi trường- chính sách thuận lợi cho phát triển chuỗi giá trị nghêu, lồng ghép các nguyên tắc sản xuất bền vững theo hướng MSC/ASC.
- Theo Tổng cục thủy sản, ngành hàng nhuyễn thể đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển ngành thủy sản, trong thời gian qua với nhiều đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như: ngao (nghêu), hàu, sò điệp, ốc hương, ốc nhảy, sò huyến, tu hài,… Trong những năm gần đây, nghề nuôi nhuyễn thể ở nước ta phát triển mạnh chủ yếu với 2 đối tượng nuôi chính gồm ngao (nghêu) và hàu Thái Bình Dương, tập trung ở các tỉnh ven biển. Năm 2021, xuất khẩu nhuyễn thể đạt 141,6 triệu USD, tăng 35% so với năm 2020, trong đó, nghêu (ngao) là sản phẩm chủ lực, chiếm 73% gần với 103 triệu USD, tăng 52% so với năm 2020, đặc biệt, xuất khẩu nhuyễn thể sang thị trường EU tăng mạnh 37% đạt 87 triệu USD và riêng xuất khẩu nghêu tăng 42% với giá trị 78 triệu USD. Tuy nhiên, ở một số địa phương, hoạt động nuôi nghêu còn mang tính tự phát, diện tích vùng triều được khai thác tối đa, dẫn đến nguy cơ phá vỡ hệ sinh thái vùng triều. Vì vậy để nghề nuôi nghêu tồn tại lâu dài cần phải có sự quan tâm, ý thức của cả cộng đồng trong quản lý, khai thác và nuôi nghêu, vai trò của các thành viên ban quản trị hợp tác xã, thành phần quản lý chủ chốt đóng vai trò rất lớn trong việc duy trì thực hiện các hoạt động sản xuất nghêu.
- Tiền Giang là tỉnh ven biển thuộc Đồng Bằng sông Cửu Long, có bờ biển dài hơn 32 km với điều kiện tự nhiên thuận lợi nên hoạt động sản xuất, ương nghêu cũng như nghêu thương phẩm ở khu vực này phát triển khá nhiều. Riêng diện tích nghêu tại huyện Gò Công Đông là 2.150 ha. Tuy nhiên, nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu cũng như thương hiệu nghêu Tiền Giang, nhiều năm qua các cấp chính quyền, ban ngành địa phương đã có những bước đầu xây dựng thương hiệu gắn với những tiêu chuẩn trong nước cũng như tiêu chuẩn quốc tế Vì vậy, nhằm thúc đẩy nâng cao giá trị hình ảnh và sản phẩm từ nghêu Việt Nam nói chung và nghề nghêu tại tỉnh Tiền Giang nói riêng, nâng cao thu nhập và phát triển nghề nghêu theo hướng bền vững, Tổ chức Oxfam cùng các đối tác cần tuyển tư vấn/đơn vị tư vấn hỗ trợ ngành thủy sản tỉnh Tiền Giang tiến hành thực hiện các biện pháp hoàn thiện và đạt chứng nhận Aquaculture Steward Council (ASC) cho vùng nghêu tại tỉnh Tiền Giang.
Mục tiêu của hoạt động tư vấn
Mục tiêu hoạt động tư vấn nhằm hỗ trợ tỉnh Tiền Giang thực hiện các biện pháp hoàn thiện/ khắc phục và đạt chứng nhận bền vững ASC cho cộng đồng nuôi nghêu tại tỉnh Tiền Giang.Mục tiêu cụ thể:
- Người sản xuất quy mô nhỏ, tổ nhóm, hợp tác xã tại các vùng nuôi nghêu được tập huấn và thực hành các nội dung chứng nhận bền vững ASC.
- Người nuôi nghêu tại tỉnh Tiền Giang đáp ứng đầy đủ hồ sơ, tài liệu và đảm bảo sẵn sàng cho đánh giá đạt chứng nhận ASC vào tháng 8/2023.
- Nhóm nòng cốt tại các các cộng đồng nuôi nghêu hiểu rõ các nội dung chứng nhận ASC và có khả năng tổ chức tập huấn cho tổ nhóm, cộng đồng của mình bằng phương pháp học qua thực hành, giúp những người sản xuất quy mô nhỏ áp dụng các kỹ thuật và tuân thủ chứng nhận.
- Hoàn thiện, đánh giá chứng nhận ASC cho cộng đồng nuôi nghêu huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Nhiệm vụ tư vấn
Tư vấn/ đơn vị tư vấn được yêu cầu hoàn thành những nhiệm vụ chính sau đây:- Xây dựng đề xuất hoạt động chi tiết và kế hoạch thực hiện hoạt động.
- Nghiên cứu tài liệu có liên quan.
- Thảo luận, thống nhất các nội dung và phương pháp cần thực hiện với Oxfam và đối tác địa phương.
- Thảo luận làm việc với tỉnh Tiền Giang về phương pháp và cách thức triển khai hoạt động phù hợp.
- Xây dựng, thiết kế chương trình và nội dung triển khai phù hợp nhằm tuân thủ và hoàn thiện các biện pháp đạt chứng nhận ASC. Trong đó, bao gồm 03 nhóm công việc cụ thể như sau:
- Đánh giá thiếu hụt nghêu theo tiêu chuẩn ASC hai mảnh vỏ.
- Đào tạo nhận thức và cấp chứng chỉ tiêu chuẩn ASC Bivalves cho Ban quản lý cồn bãi xã Tân Thành – Tiền Giang (bao gồm cả nhà thầu phụ thu hoạch, lao động, nhà cung cấp có liên quan).
- Đào tạo Vệ sinh An toàn Lao động, Sơ cấp cứu, Đào tạo về trách nhiệm xã hội trong nuôi nghêu theo ASC.
- Hướng dẫn đăng ký đánh giá chứng với với tổ chức cấp chứng chỉ ASC Bivalves.
- Tham gia khắc phục sau đánh giá cho đạt yêu cầu nhận chứng chỉ tiêu chuẩn.
- Xây dựng kế hoạch kiểm soát và giảm thiểu sử dụng năng lượng không tái tạo.
- Xây dựng thủ tục giải quyết khiếu nại và ứng phó tình huống khẩn cấp trên biển (Tai nạn lao động, bão, sự cố trôi dạt tàu thuyền, tràn đổ dầu nhờn ra môi trường, dịch bệnh, cô lập – sinh tồn) trong quá trình sản xuất nghêu.
- Xây dựng chế tài và hướng dẫn thực hiện quản lý rác thải, chất thải rắn, an toàn môi trường sinh học và quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm khu vực sản xuất, kiểm soát nguồn ô nhiễm.
- Hỗ trợ thực hiện và hoàn thiện đánh giá chứng nhận bền vững ASC cho tỉnh Tiền Giang.
Kết quả mong đợi
Các kết quả đầu ra mong đợi:- Đề xuất kỹ thuật, chương trình và nội dung theo yêu cầu đạt chứng nhận ASC.
- 100% nhân sự được tập huấn nắm được các nội dung về các tiêu chuẩn chứng nhận ASC và có khả năng hướng dẫn người khác tuân thủ các qui định công việc.
- Tổ nhóm, ban quản lý cồn bãi nghêu tại tỉnh Tiền Giang hoàn thiện các tiêu chí, chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ và đủ điều kiện đạt chứng nhận ASC vào tháng 8/2023.
- Chứng chỉ ASC được trao cho cộng đồng nghêu tại huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang chậm nhất vào tháng 10/2023.
Thời gian và địa điểm thực hiện
- Khung thời gian cho hoạt động này dự kiến từ cuối tháng 6/2023 đến hết tháng 10/2023.
- Địa bàn thực hiện: Tỉnh Tiền Giang.
Yêu cầu đối với tư vấn
Nhóm tư vấn/đơn vị tư vấn cần đáp ứng được các yêu cầu sau:- Các đơn vị tư vấn có kinh nghiệm về việc hoàn thiện và đánh giá chứng nhận ASC.
- Các tư vấn cần có kiến thức chuyên môn/ Bằng cấp thuộc một trong các lĩnh vực sau: Quản lý nguồn lợi và khai thác thủy sản, chuyên môn liên quan đến nuôi trồng thủy sản, Khai thác thủy sản, đặc biệt là chuyên môn sâu về sản xuất nghêu.
- Có chứng nhận đã qua các khóa đào tạo, tập huấn về chứng nhận ASC.
- Có kinh nghiệm tham gia thực hiện các hoạt động khắc phục đạt chứng nhận ASC cho nghề nghêu.
- Có kinh nghiệm tối thiểu 5 năm kinh nghiệm làm việc về hỗ trợ sản xuất thủy sản theo tiêu chuẩn bền vững, nghiên cứu, đánh giá phát triển ngành hàng thủy sản, đặc biệt kinh nghiệm về hỗ trợ xây dựng và đánh giá chứng nhận bền vững ASC cho nghề nghêu là một lợi thế.
- Có hiểu biết chuyên sâu hệ thống hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp, thủy sản tại Việt Nam, đặc biệt ở vùng Đồng bằng sông Cửu long.
- Có hiểu biết, kinh nghiệm về chính sách nông nghiệp, chính sách phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị nông nghiệp/ thủy sản.
- Có kỹ năng và kinh nghiệm trong đánh giá nhu cầu đào tạo, phương pháp đào tạo có sự tham gia, quen thuộc với ngành thủy sản ở Việt Nam và hiểu được ngôn ngữ địa phương là một lợi thế;
- Hiểu rõ các vấn đề nông thôn, nông nghiệp, môi trường, dân tộc và giới.
- Có khả năng làm việc dưới áp lực và đáp ứng tốt các kết quả đầu ra với chất lượng cao đúng thời hạn được thỏa thuận.
Nộp đề xuất
Tư vấn/ đơn vị tư vấn quan tâm cần gửi hồ sơ tư vấn bao gồm:- Sơ yếu lý lịch (CV) của tư vấn, hồ sơ của công ty/đơn vị tư vấn (nếu có).
- Bản đề xuất chi tiết về kỹ thuật, bao gồm kế hoạch và thời gian thực hiện.
- Bản đề xuất tài chính chi tiết.
Cách thức nộp hồ sơ tư vấn: Hồ sơ tư vấn gửi bằng tiếng Việt tới địa chỉ email HR.Vietnam@oxfam.org với tiêu đề email có đề cập đến “Hỗ trợ ASC cho nghề nghêu tại tỉnh Tiền Giang”Hạn chót nộp hồ sơ tư vấn: 5 giờ chiều, ngày 22 tháng 6 năm 2023
Lưu ý: Chúng tôi chỉ thông báo đến những nhà tư vấn/ đơn vị được lựa chọn.
Tags: Oxfam in Vietnam, Tiền Giang
-
Việc làm tại các tổ chức phi chính phủ - NGO Recruitment
- Website: https://ngorecruitment.org/
- Instagram: https://www.instagram.com/ngorecruitment_vn
- LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/ngorecruitment
- Group: https://www.facebook.com/groups/VieclamPhichinhphu
- Youtube: http://bit.ly/Youtube_NGORecruitment
Recent Job
Deadline: 29/01/2025
National Communications Intern - Energy Sector
SNV Vietnam06/02/2025
Communications Intern (ActionAid)
29/01/2025
Admin and Finance Intern (PATH)
PATH31/01/2025
Internship and Job Placement Coordinator
KOTO Social Enterprise15/02/2025
Tình nguyện viên Truyền thông
Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub)02/02/2025
Events and Visits Coordinator
Australian Consulate-General in Ho Chi Minh City26/01/2025
Volunteer Program
CARE International in VietnamAll year round
Cộng tác viên Phát triển nội dung Toán phổ thông (VNF)
VNF31/01/2025